Video: Cuộc sống ít người biết ở các xưởng may Việt Nam tại Nga
Video: Cuộc sống ít người biết ở các xưởng may Việt Nam tại Nga
Theo cập nhật gần nhất của Sở Di trú Mỹ, từ ngày 01/4/2024, phí nộp hồ sơ EB-5 là 11.160 USD. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần chuẩn bị một số khoản lệ phí khác như phí khám sức khỏe, phí xét cấp visa định cư, phí phỏng vấn… khoảng 1.000 USD/người.
Tùy vào từng hồ sơ và tình huống của mỗi gia đình mà có thể sẽ phát sinh thêm những khoản chi phí khác mà nhà đầu tư cũng nên dự trù thêm.
Như vậy, để đầu tư định cư Mỹ diện EB-5, tổng chi phí nhà đầu tư cần chuẩn bị khoảng từ 24-25 tỷ đồng. Tuy nhiên, khoản đầu tư 800.000 USD, khoảng 21 tỷ đồng, vào dự án EB-5, có thể được hoàn lại khi đáo hạn đầu tư (khoảng 4-5 năm). Nếu chọn được dự án tốt, chi phí thực sự để lấy thẻ xanh Mỹ diện EB-5 sẽ vào khoảng 3-4 tỷ đồng.
Đây là khoản đầu tư rất xứng đáng để các nhà đầu tư cân nhắc, so với những quyền lợi sẽ nhận được cho cả gia đình. Nhất là hệ thống giáo dục chất lượng hàng đầu thế giới, hệ thống y tế tiên tiến, và cơ hội phát triển lâu dài cho nhiều thế hệ tiếp nối.
| Tìm hiểu thêm: Tổng hợp các thông tin quan trọng về đầu tư định cư Mỹ theo chương trình EB-5 (Visa EB-5).
Chuyên viên tư vấn của IMM sẽ liên hệ anh chị trong vòng 1-2 ngày làm việc.
Trong đơn cầu cứu gửi đến báo Pháp Luật TP.HCM, chị NDYL (phường An Lạc, quận Bình Tân, TP.HCM) phản ánh: Chị N. là em gái của chị đã ký hợp đồng lao động với Công ty TNHH Vinastar (địa chỉ: 140332 Matxcơva Oblát, quận Egorepski-P-H-làng Savvino, nhà 9 do bà Trần Kim Dung làm tổng giám đốc) sang Nga làm việc, thời hạn ba năm sẽ làm việc 8 giờ/ngày, 26 ngày/tháng. Khi tới Nga, chị N. té ngửa vì visa của chị đi theo dạng du lịch thay vì visa xuất khẩu lao động.
Chị N. được đưa đến một nhà kho và bị giam lỏng trong 24 giờ đồng hồ. Người quản lý ở đây thông báo công việc của chị làm nghề may, thời gian làm việc 15-20 giờ/ngày, làm liên tục 30 ngày thậm chí ngày lễ, tết cũng không được nghỉ. Chị N. phản ứng, người quản lý tại xưởng may này tuyên bố: “Muốn về Việt Nam phải đóng 4.500 USD vì phá hợp đồng”. Theo gia đình chị N., hiện tại chị đang ở cùng 160 lao động khác đang bị giam lỏng tại xưởng may. Hằng ngày những lao động này chỉ được ăn hai bữa sáng và tối rất kham khổ, muốn cải thiện bữa ăn phải mua mì gói với mức giá cắt cổ tương đương 500.000 đồng/thùng. Nhiều lao động đã làm việc từ hai năm nay nhưng vẫn không có tiền để mua vé máy bay.
Liên quan đến vụ việc này, đại diện 10 gia đình khác có con em đang làm việc tại Nga do Công ty Vinastar đưa đi đã gửi đơn cầu cứu đến Văn phòng Chính phủ và Bộ Công an.
Đơn cầu cứu của thân nhân người lao động tại Nga gửi đến Pháp Luật TP.HCM. Ảnh: P.ĐIỀN
Mất tiền để đi làm khổ sai
Ngoài ra, chúng tôi còn tiếp nhận đơn 10 gia đình có con em đi theo dạng cá nhân. Cụ thể, chị Trần Thị Thảnh đã lót tay cho “cò” tên là Cận (ngụ An Ninh Tây, Đức Hòa, Long An) 10 triệu đồng để được đưa sang Nga làm việc. Kết quả, sau ba năm chị Thảnh mới gửi về nhà 10 triệu đồng. Chị Thảnh không ít lần gọi điện thoại về nhà than khổ vì bị nhốt trong “xưởng may đen” với cường độ làm việc 14-15 giờ/ngày. Năm 2010 ông Cận cũng viết giấy tay nhận của gia đình ông Phạm Văn Vệ 50 triệu đồng để đưa năm đứa con ông sang Nga làm việc. Trong mẩu giấy viết tay, ông Cận yêu cầu ông Vệ cam kết: “Nếu bên B (bên ông Vệ) không đi khi đã mua vé máy bay, mỗi người người phải chịu mất 1.600 USD”.
Tương tự, từ năm 2011, bà La Khiết Phương cùng một người tên Tuấn (Hà Nội) đã yêu cầu chị Lưu Thị Diễn Phúc đóng 23 triệu đồng để hai người em là Lâm Hoàng Phước và Lưu Thị Huyền Trân được sang Nga làm việc với mức lương 700 USD/tháng (làm việc 8 giờ/ngày, Chủ nhật, ngày lễ được nghỉ). Thực tế Trân và Lưu phải làm việc 15-16 giờ/ngày, không được trả lương.
Ngày 18-5, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), cho biết từ thông tin do báo cung cấp, Cục sẽ kiểm tra đơn vị trực tiếp đưa lao động sang Nga để có biện pháp bảo vệ người lao động. “Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ thông tin để phân biệt lao động đưa đi theo dạng xuất khẩu lao động hay tự do để có biện pháp bảo vệ họ phù hợp” - ông Quỳnh nói.
Cục Quản lý Lao động ngoài nước cho biết người lao động Việt Nam sang làm việc tại Liên bang Nga hiện nay chủ yếu theo hai hình thức: Hợp đồng ký với doanh nghiệp dịch vụ xuất khẩu lao động và cá nhân đi tự do. Lao động Việt Nam làm việc tại Nga chủ yếu là nghề dệt may chiếm 60%, xây dựng 28%, còn lại làm việc trong công xưởng, nhà máy cơ khí, điện tử, mộc với mức lương tối thiểu 400-500 USD.
Hiện có 16 doanh nghiệp đăng ký tại Cục, đã đưa trên 3.000 lao động sang Nga làm việc. Số lao động này làm việc trong các xưởng hợp pháp, gọi là “xưởng trắng”, thu nhập 500-800 USD/tháng (có làm thêm 2-4 giờ/ngày). Ngoài ra, một số lao động làm việc tại các “xưởng xám” do chủ sử dụng chưa đảm bảo hết các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Hiện có khoảng 7.000 lao động Việt Nam sang Nga làm việc theo hình thức cá nhân đi tự do (thông qua cá nhân, tổ chức không có giấy phép hoạt động dịch vụ). Lao động đi theo dạng này thường bị áp đặt điều kiện ăn ở rất tồi tệ, bị chủ sử dụng bóc lột, không được trả lương...
Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga thông tin hiện có khoảng 400 xưởng may quy mô lớn nhỏ (từ vài ba chục công nhân đến vài trăm công nhân) nằm rải rác trên khắp nước Nga. Các xưởng may đều nằm ở những khu vực xa dân cư. Trong đó có nhà máy, công xưởng bất hợp pháp gọi là “xưởng đen”. Các “xưởng đen” chủ sử dụng không đăng ký, không đóng thuế, công nhân không đăng ký cư trú, không có giấy phép lao động. Phần lớn người lao động Việt Nam đi theo hình thức cá nhân đi tự do phải làm việc trong các nhà máy, công xưởng “xưởng đen”.
Đơn vị tư vấn di trú và luật sư đại diện đóng vai trò rất quan trọng cho sự thành bại của một bộ hồ sơ EB-5. Gần như mỗi gia đình chỉ có một lần cơ hội nộp hồ sơ định cư Mỹ, vì vậy nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ và lựa chọn các đơn vị uy tín, dày dặn kinh nghiệm để chuẩn bị tốt nhất cho việc đầu tư và bộ hồ sơ EB-5 của mình.
Chi phí này có thể dao động tương đối lớn trên thị trường hiện nay, tùy thuộc vào trình độ của đơn vị tư vấn và luật sư, cũng như vai trò và công việc mà họ cung cấp cho khách hàng. Tổng phí dịch vụ nhà đầu tư cần chuẩn bị, khi chọn những đơn vị đã có uy tín và kinh nghiệm được xác lập qua nhiều năm, rơi vào khoảng 40.000-50.000 USD.
Nhà đầu tư cũng có thể tìm thấy các dịch vụ có mức phí thấp hơn, nhưng cần phải xem xét kỹ về năng lực của họ. Đặc biệt, cần phải xác định luật sư có đang đồng thời đại diện cho dự án hoặc cho trung tâm vùng hay không? Việc này rất quan trọng vì nếu không ở vị trí độc lập, tư cách luật sư có thể bị vô hiệu khi xảy ra mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên trong quá trình đầu tư. Lúc này sẽ không có ai đứng ra bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư.