Phật giáo được Phật Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni Buddha) truyền giảng ở miền đông Ấn Độ vào thế kỷ 6 TCN. Được truyền bá trong khoảng thời gian 49 năm khi Đức Phật còn tại thế ra nhiều nơi đến nhiều chủng tộc nên lịch sử phát triển của đạo Phật khá đa dạng về các bộ phái cũng như các nghi thức hay phương pháp tu học. Ngay từ buổi đầu, Phật Thích Ca, người sáng lập đạo Phật, đã tổ chức được một giáo hội với các giới luật chặt chẽ. Nhờ vào sự uyển chuyển của giáo pháp, đạo Phật có thể thích nghi với nhiều hoàn cảnh xã hội, nhiều dạng người, nhiều tập tục ở các thời kỳ khác nhau, và do đó ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và ngày càng phát triển rộng rãi trên toàn thế giới, ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ và Tây Âu.
Phật giáo được Phật Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni Buddha) truyền giảng ở miền đông Ấn Độ vào thế kỷ 6 TCN. Được truyền bá trong khoảng thời gian 49 năm khi Đức Phật còn tại thế ra nhiều nơi đến nhiều chủng tộc nên lịch sử phát triển của đạo Phật khá đa dạng về các bộ phái cũng như các nghi thức hay phương pháp tu học. Ngay từ buổi đầu, Phật Thích Ca, người sáng lập đạo Phật, đã tổ chức được một giáo hội với các giới luật chặt chẽ. Nhờ vào sự uyển chuyển của giáo pháp, đạo Phật có thể thích nghi với nhiều hoàn cảnh xã hội, nhiều dạng người, nhiều tập tục ở các thời kỳ khác nhau, và do đó ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và ngày càng phát triển rộng rãi trên toàn thế giới, ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ và Tây Âu.
So sánh Công giáo và Cơ đốc giáo có thể là vấn đề vì Cơ đốc giáo bao gồm các giáo phái khác nhau (mặc dù các tôn giáo chính là Công giáo, Chính thống và Tin lành). Như vậy, khi chúng ta nói về Cơ đốc giáo, chúng ta đang đề cập đến nhiều niềm tin và mệnh giá có các quan điểm văn hoá, chính trị và đạo đức khác nhau. Sự khác biệt chính giữa hai là:
Ấn Độ Dương (Tiếng Anh: Indian Ocean) là đại dương có diện tích lớn thứ ba trên thế giới, bao phủ 75.000.000 km² hay 19,8% diện tích mặt nước trên Trái Đất.[4] Đại dương này được giới hạn bởi bán đảo Ấn Độ, Pakistan và Iran về hướng Bắc, bởi Đông Nam Á (cụ thể là Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Indonesia) và châu Đại Dương) về hướng Đông, cũng như bởi bán đảo Ả Rập và châu Phi về phía Tây. Ấn Độ Dương mở tại hướng Nam và giáp Nam Băng Dương. Tên gọi của đại dương này được đặt theo Ấn Độ.[5][6][7][8] Sử sách tiếng Việt trước thế kỷ XX còn gọi nó này là Tiểu Tây Dương.
Theo quy ước quốc tế, ranh giới giữa Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương nằm ở kinh tuyến 20° Đông, và ranh giới với Thái Bình Dương nằm ở kinh tuyến đi ngang qua đảo Tasmania (phía nam của mũi Agulhas) ở kinh tuyến 146°55' Đ.[9] Ấn Độ Dương chấm dứt chính xác tại vĩ tuyến 60° Nam và nhường chỗ cho Nam Đại Dương, về phía bắc ở khoảng 30 độ Bắc trong vịnh Ba Tư. Đại dương này rộng gần 10.000 km tại khu vực giữa Úc và châu Phi và diện tích 73.556.000 km²[10] bao gồm cả biển Đỏ và Vịnh Ba Tư. Ấn Độ Dương có thể tích ước khoảng 292.131.000 km³.[11]
Năm 1953, Tổ chức Thủy văn Quốc tế quy định rằng ranh giới của Ấn Độ Dương bao gồm Nam Đại Dương nhưng không bao gồm các biển rìa lục địa ở phía Bắc của nó. Năm 2000, tổ chức này tách Nam Đại Dương khỏi Ấn Độ Dương, đồng thời gộp các biển rìa lục địa ở phía Bắc vào đại dương này.[12][13] Ấn Độ Dương giáp Đại Tây Dương ở 20 độ kinh Đông và với Thái Bình Dương ở 146°49 độ kinh Đông. Về phía Bắc, Ấn Độ Dương (bao gồm cả các biển rìa lục địa) kết thúc ở xấp xỉ 30 độ vĩ Bắc trên vịnh Ba Tư.[13]
Ấn Độ Dương có diện tích 70.560.000 km2 (27.240.000 dặm vuông Anh) (bao gồm Biển Đỏ và Vịnh Ba Tư và không bao gồm Nam Đại Dương), hay 19,5% bề mặt của tất cả các đại dương trên thế giới. Đại dương này có thể tích 264.000.000 km3 (63.000.000 mi khối) hay 19,8% tổng thể tích của tất cả các đại dương; với độ sâu trung bình 3.741 m (12.274 ft) và độ sâu tối đa 7.906 m (25.938 ft).[14]
Toàn bộ đại dương này nằm ở Đông Bán Cầu; điểm chính giữa Đông Bán Cầu, 90 độ kinh Đông, đi qua rãnh Ninety East.
Khác với Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương không trải dài từ cực này đến cực kia của Trái Đất mà được các lục địa và quần đảo bao quanh ở ba phía, và vì thế có thể được xem như một vịnh khổng lồ. Trung tâm của đại dương này là bán đảo Ấn Độ. Mặc dù tiểu lục địa này có ảnh hưởng quan trọng đến lịch sử của Ấn Độ Dương, đại dương này vẫn là nơi giao thoa giữa nhiều khu vực thông qua các hoạt động giao thương và tôn giáo từ giai đoạn đầu của lịch sử loài người.[15]
Ở các rìa hoạt động, Ấn Độ Dương có độ sâu trung bình 19 ± 0,61 km (11,81 ± 0,38 mi) và độ sâu tối đa 175 km (109 mi). Ở các rìa thụ động, đại dương này có độ sâu trung bình 47,6 ± 0,8 km (29,58 ± 0,50 mi).[16] Các sườn lục địa có chiều rộng trung bình là 50,4–52,4 km (31,3–32,6 mi) lần lượt ở các rìa hoạt động và ở các rìa thụ động, và có độ sâu tối đa là 205,3–255,2 km (127,6–158,6 mi).[17]
Australia, Indonesia và Ấn Độ là ba quốc gia có đường bờ biển dài nhất và đặc khu kinh tế lớn nhất. Thềm lục địa chiếm 15% diện tích Ấn Độ Dương. Hơn 2 tỉ người sinh sống ở các quốc gia giáp với Ấn Độ Dương, con số này là 1,7 tỉ với Đại Tây Dương và 2,7 tỉ với Thái Bình Dương (một số quốc gia giáp với nhiều hơn một đại dương).[2]
Lưu vực của Ấn Độ Dương có diện tích 21.100.000 km2 (8.100.000 dặm vuông Anh) (hay 30% tổng diện tích đại dương này), gần như bằng đúng lưu vực của Thái Bình Dương và bằng một nửa lưu vực của Đại Tây Dương. Lưu vực của Ấn Độ Dương bao gồm khoảng 800 lưu vực nhỏ, bằng một nửa so với Thái Bình Dương, trong đó 50% nằm ở châu Á, 30% nằm ở châu Phi và 20% nằm ở châu Úc. So với các đại dương khác, các dòng sông đổ ra Ấn Độ Dương có chiều dài trung bình ngắn hơn (740 km (460 mi)), trong đó lớn nhất là sông Zambezi, sông Hằng-Brahmaputra, sông Ấn, sông Jubba, sông Murray, sông Shatt al-Arab, sông Wadi Ad Dawasir (một hệ thống sông đã khô cạn ở Bán đảo Ả Rập) và sông Limpopo.[18]
Sau khi lục địa Đông Gondwana tan rã và dãy Himalaya được hình thành, sông Hằng-Brahmaputra chảy vào đồng bằng Bengal, đồng bằng sông lớn nhất thế giới.[19]
Ấn Độ Dương có các biển rìa lục địa, vịnh và eo biển sau:[13]
Dọc theo bờ biển phía Đông Ấn Độ, eo biển Mozambique ngăn cách Madagascar khỏi lục địa châu Phi, còn biển Zanj thì nằm ở phía Bắc Madagascar.
Phía Bắc biển Ả Rập, Vịnh Aden được eo biển Bab-el-Mandeb nối với biển Đỏ. Trên Vịnh Aden, vịnh Tadjoura nằm ở Djibouti, còn eo biển Guardafui ngăn cách đảo Socotra khỏi Sừng châu Phi. Biển Đỏ kết thúc về phía Bắc ở vịnh Aqaba and vịnh Suez. Ấn Độ Dương được kết nối với Địa Trung Hải bởi kênh đào Suez.
Vịnh Oman và eo biển Hormuz nối biển Ả Rập với vịnh Ba Tư. Trên vịnh Ba Tư, vịnh Bahrain ngăn giữa Qatar và Bán đảo Ả Rập.
Dọc theo bờ biển phía Tây Ấn Độ, vịnh Kutch và vịnh Khambat nằm ở phía Bắc Gujarat, còn biển Laccadive thì ngăn giữa Maldives và điểm cực Nam của Ấn Độ.
Vịnh Bengal nằm ở ngoài khơi phía Đông Ấn Độ. Vịnh Mannar và eo biển Palk ngăn giữa Sri Lanka và Ấn Độ, còn cầu Adam thì ngăn cách vịnh và eo biển này. Biển Andama nằm giữa Vịnh Bengal và Quần đảo Andama.
Các eo biển Malacca, Sunda và Torres nằm trên đường bờ biển của Indonesia. Vịnh Carpentaria và vịnh Đại Úc lần lượt nằm ở ngoài khơi phía Bắc và phía Nam Australia.[20][21][22]
Khí hậu của Ấn Độ Dương có nhiều điểm độc đáo. Đại dương này chiếm phần lớn diện tích khu vực trung tâm của bể nước nóng nhiệt đới. Tương tác giữa bể nước nóng này và khí quyển tác động đến khí hậu trên quy mô cả khu vực lẫn toàn cầu. Gió mùa trên Ấn Độ Dương gây ra những biến động theo mùa cho các dòng hải lưu trên quy mô lớn, trong đó có việc đảo ngược hải lưu Somali và hải lưu Gió mùa Ấn Độ. Hiện tượng nước trồi xảy ra trên Nam Bán cầu ở gần Sừng châu Phi và bán đảo Ả Rập, cũng như trên Nam Bán cầu ở phía Bắc gió mậu dịch.
Ở phía Bắc xích đạo, Ấn Độ Dương chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa. Các luồng gió Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 4; còn các luồng gió Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 10. Trên biển Ả Rập, gió mùa mang mưa đến cho tiểu lục địa Ấn Độ. Trên Nam Bán cầu, nhìn chung gió thổi nhẹ hơn, nhưng gần Mauritius có thể có những cơn bão mùa hè mạnh. Khi gió mùa đổi hướng, các đường bờ biển giáp với biển Ả Rập và vịnh Bengal có thể phải hứng chịu xoáy thuận.[23] Ấn Độ nhận được khoảng 80% tổng lượng mưa hàng năm vào mùa hè. Ở khu vực này, mưa đóng vai trò quan trọng đến mức nhiều nền văn minh tại đây đã diệt vong khi không được mùa mưa cung cấp đủ lượng mưa. Trong suốt thời tiền sử, mùa mưa ở Ấn Độ đã trải qua nhiều biến động to lớn, bao gồm một giai đoạn có lượng mưa lớn từ năm 33.500–32.500 BP; một giai đoạn khô hạn từ năm 26.000–23.500 BC; và một giai đoạn mưa yếu từ năm 17.000–15.000 BP, tương ứng với các sự kiện toàn cầu: Bølling-Allerød, Heinrich và Younger Dryas.[24]
Ấn Độ Dương là đại dương có nước biển ấm nhất trên thế giới.[25] Theo các số liệu về nhiệt độ đại dương, trong giai đoạn 1901–2012, nhiệt độ nước biển tại Ấn Độ Dương đã tăng lên 1,2 °C (34,2 °F) một cách nhanh chóng và liên tục (so với con số 0,7 °C (33,3 °F) ở vùng bể nước nóng).[26] Các nghiên cứu đã cho thấy nguyên nhân của điều này là hiệu ứng nhà kính do con người gây ra cũng như những thay đổi về tần suất và quy mô của hiện tượng El Niño.[26]
Ở phía Nam xích đạo (20-5°N), Ấn Độ Dương hấp thụ nhiệt vào mùa đông của Nam Bán cầu (từ tháng 6 đến tháng 10), và mất nhiệt vào mùa hè của Nam Bán cầu (từ tháng 11 đến tháng 3).[27]
Năm 1999, Thí nghiệm Ấn Độ Dương đã cho thấy ô nhiễm không khí do các hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch và sinh khối ở Nam Á và Đông Nam Á (được biết đến với tên gọi mây nâu châu Á) đã lan đến tận đới hội tụ liên chí tuyến ở 60°N. Sự ô nhiễm này đã gây những hậu quả trên phạm vi khu vực lẫn toàn cầu.[28]
Vào mùa hè, Ấn Độ Dương là nơi tập trung nhiều sự bùng nổ số lượng các loài thực vật phù du nhất trong số các đại dương nhiệt đới do có gió mùa thổi mạnh. Các luồng gió này gây ra hiện tượng nước trồi có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho các vùng nước trên cao nơi có đủ ánh sáng để thực vật phù du có thể quang hợp. Sự bùng nổ số lượng các loài thực vật phù du, nền tảng của lưới thức ăn dưới biển, đóng vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái hải dương cũng như các loài cá lớn hơn. Trên tổng sản lượng đánh bắt cá ngừ của toàn thế giới, Ấn Độ Dương chiếm tỉ trọng lớn thứ hai.[29] Các loại cá ở Ấn Độ Dương đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với các quốc gia giáp ranh với đại dương này về cả tiêu thụ nội địa lẫn xuất khẩu. Các đoàn tàu đánh cá từ Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan cũng tiến hành hoạt động khai thác tại Ấn Độ Dương mà chủ yếu là đánh bắt tôm và cá ngừ.[3]
Các nghiên cứu đã cho thấy nhiệt độ nước biển ngày càng tăng đang gây nguy hại đến hệ sinh thái của Ấn Độ Dương. Một nghiên cứu về những thay đổi ở thực vật phù du tại Ấn Độ Dương cho thấy số lượng sinh vật phù du ở đây đã giảm tới 20% trong vòng sáu thập niên vừa qua. Sản lượng đáng bắt cá ngừ cũng đã giảm 50–90% trong vòng một nửa thế kỷ vừa qua mà nguyên nhân chính là sự gia tăng trong hoạt động đánh bắt công nghiệp và nhiệt độ nước biển.[30]
Các loài động vật có vú và rùa đang trong tình trạng nguy cấp hoặc sắp nguy cấp ở Ấn Độ Dương bao gồm:[31]
Ấn Độ Dương chứa 9 hệ sinh thái biển lớn: Hải lưu Agulhas, Hải lưu Somali, Biển Đỏ, Biển Ả Rập, Vịnh Bengal, Vịnh Thái Lan, Thềm lục địa Trung Tây Australia, Thềm lục địa Tây Bắc Australia và Thềm lục địa Tây Nam Australia. Các rạn san hô ở đại dương này có tổng diện tích khoảng 200.000 km2 (77.000 dặm vuông Anh). Trên các đường bờ biển bao quanh Ấn Độ Dương có các bãi biển và vùng gian triều có tổng diện tích 3.000 km2 (1.200 dặm vuông Anh), cũng như 246 cửa sông lớn. Các khu vực nước trồi có diện tích nhỏ nhưng đóng một vai trò quan trọng. Các ruộng muối siêu mặn tại Ấn Độ có tổng diện tích từ 5.000–10.000 km2 (1.900–3.900 dặm vuông Anh) và những loài sinh vật đã thích nghi với môi trường như vậy, chẳng hạn như Artemia salina và Dunaliella salina, có vai trò quan trọng với các loài chim.[32]
Các rạn san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn là những hệ sinh thái phong phú nhất tại Ấn Độ Dương với hơn 20 tấn cá trên một kilômét vuông. Tuy nhiên, các hệ sinh thái này đang chịu ảnh hưởng của sự đô thị hóa khi các khu vực dân cư xung quanh đạt mật độ dân số lên tới vài nghìn người trên một kilômét vuông. Các kỹ thuật đánh bắt thủy sản tiên tiến cũng có khả năng phá hủy các hệ sinh thái này, trong khi sự gia tăng nhiệt độ nước biển thì gây tẩy trắng san hô.[33]
Các khu rừng ngập mặn tại Ấn Độ Dương có tổng diện tích 80.984 km2 (31.268 dặm vuông Anh), hay gần một nửa toàn bộ diện tích rừng ngập mặn trên thế giới, trong đó 42.500 km2 (16.400 dặm vuông Anh) hay 50% nằm ở Indonesia. Rừng ngập mặn có nguồn gốc từ Ấn Độ Dương và đã thích nghi với nhiều môi trường sống ở đây, nhưng đại dương này cũng là nơi rừng ngập mặn đang bị phá hủy môi trường sống nhiều nhất.[34]
Cá vây tay Tây Ấn Độ Dương được tìm thấy ở ngoài khơi Nam Phi vào những năm 1930. Cuối những năm 1990, cá vây tay Indonesia được tìm thấy ở ngoài khơi Đảo Sulawesi, Indonesia. Phần lớn các loài cá vây tay còn tồn tại được phát hiện ở Comoros. Sau hàng triệu năm, cá vây tay đã tiến hóa để sống được ở những môi trường khác nhau — lá phổi thích nghi với các vùng nước nông và mặn đã tiến hóa thành vây thích nghi với các vùng nước sâu.[35]
Trong các tuyến đường biển của thế giới, các tuyến đường trên Ấn Độ Dương được xem là có tầm quan trọng chiến lược lớn nhất. Trên tổng lượng dầu mỏ được vận chuyển bằng đường biển, 80% được chuyên chở qua đại dương này cũng như các điểm án ngữ của nó, trong đó 40% đi qua eo biển Hormuz, 35% đi qua eo biển Malacca và 8% đi qua eo biển Bab el-Mandab.[36]
Trên Ấn Độ Dương có những tuyến đường biển lớn kết nối các khu vực Trung Đông, châu Phi, Đông Á, châu Âu và châu Mỹ. Đáng chú ý, các tuyến đường này chuyên chở một lượng lớn dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ bắt nguồn từ các mỏ dầu tại Vịnh Ba Tư và Indonesia. Moột trữ lượng lớn hydrocarbon cũng đang được khai thác ngoài khơi Ả Rập Xê Út, Iran, Ấn Độ và Tây Úc. Theo ước tính, 40% sản lượng dầu mỏ ngoài khơi của thế giới có nguồn gốc từ Ấn Độ Dương.[3] Các bãi biển giàu khoáng vật cũng như các quặng ngoài khơi đang được khai thác bởi các quốc gia tiếp giáp Ấn Độ Dương, đặc biệt là Ấn Độ, Pakistan, Nam Phi, Indonesia, Sri Lanka và Thái Lan.
Đặc biệt, con đường tơ lụa trên biển đi qua Ấn Độ Dương là nơi diễn ra một phần lớn hoạt động giao thương bằng container của toàn thế giới và tiếp tục đóng vai trò quan trọng với giao thương quốc tế, một phần nhờ sự hội nhập với châu Âu sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và một phần khác nhờ những khởi xướng từ phía Trung Quốc. Các công ty Trung Quốc đã và đang đầu tư vào nhiều cảng trên Ấn Độ Dương, chẳng hạn như Gwadar, Hambantota, Colombo và Sonadia. Đã có nhiều tranh luận được dấy lên về ý đồ chiến lược của những khoản đầu tư này.[37] Trung Quốc cũng đang đầu tư và nỗ lực tăng cường giao thương ở Đông Phi cũng như tại các cảng ở châu Âu như Piraeus và Trieste.[38][39][40]
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về
Hyderabad là một thành phố ở phía nam Ấn Độ, nằm bên sông Mūsi là thủ phủ của bang Telangana, đồng thời cũng là thủ phủ của bang Andhra Pradesh cho đến năm 2024. Thành phố Hyderabad là một trung tâm hành chính và thương mại. Thành phố cũng là trung tâm công nghiệp với các ngành sản xuất: bông, lụa, hàng dệt, thuốc lá, giấy, đồ gốm và kính. Phía bên hữu ngạn (bờ phải) của con sông là phố cổ. Dân số thành phố:3.632.094 người, còn dân số vùng đô thị là 6.112.250 người.
Theo điều tra dân số năm 2001 của Ấn Độ[1], Hyderabad có dân số 3.449.878 người. Phái nam chiếm 51% tổng số dân và phái nữ chiếm 49%. Hyderabad có tỷ lệ 69% biết đọc biết viết, cao hơn tỷ lệ trung bình toàn quốc là 59,5%: tỷ lệ cho phái nam là 74%, và tỷ lệ cho phái nữ là 65%. Tại Hyderabad, 12% dân số nhỏ hơn 6 tuổi.
Ở trong trung tâm thành phố là Char Minar, một toà nhà hình chữ nhật với bốn mái vòm mà dưới đó bốn tuyến phố chính giao nhau. Nhiều lâu đài được xây bởi các nizam, các nhà thờ Hồi giáo Jamma Masjid và Mecca cũng nằm trong phố cổ. Có năm cầu cầu bắc qua Mūsi đến tả ngạn nơi có khu dinh thự của Anh Quốc, bảng tàng bang, thư viện trung tâm bang. Thành phố cũng có một phòng thí nghiệm công nghiệp lớn. Các trường đại học ở Hyderabad là: Đại học Osmania (1918), Đại học Công nghệ Jawaharlal Nehru (1972).
Thành phố được thành lập năm 1589 và nó đã trở thành thủ đô của Nhà nước Hyderabad, một phiên quốc được cai trị bởi các Nizam từ năm 1724, dưới thời Ấn Độ thuộc Anh, Hyderabad trở thành phiên vương quốc giàu có nhất Tiểu lục địa Ấn Độ, bản thân người cai trị của nó là Nizam thứ 7 Mir Osman Ali Khan trở thành người giàu nhất thế giới ở thập niên 30 của thế kỷ XX, với khối tài sản hơn 200 tỷ Đô la Mỹ (tính theo thời giá hiện nay). Năm 1948 các lực lượng Ấn Độ đã sáp nhập nhà nước này và chiếm giữ thành phố. Sau đó dân ở đây đã tham gia một cuộc bỏ phiếu để gia nhập Cộng hòa Ấn Độ. Năm 1956, khi các bang của Ấn Độ được tổ chức lại trên cơ sở văn hóa và ngôn ngữ, Hyderābād và các huyện xung quanh đã trở thành một phần của bang Andhra Pradesh.
Từ năm 2014, một phần bang Andhra Pradesh được tách ra lập thành bang Telangana. Thành phố Hyderābād được chuyển thuộc và trở thành thủ phủ của bang Telangana. Tuy nhiên, thành phố vẫn được quy định là thủ phủ theo luật của bang Andhra Pradesh trong thời hạn 10 năm kể từ năm 2014 trước khi thủ phủ chính thức của bang này được quy định.
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về
Kinh tế Ấn Độ là một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới đang phát triển, lớn thứ ba thế giới nếu tính theo sức mua tương đương (PPP), thứ 7 trên thế giới nếu tính theo tỷ giá hối đoái với USD (Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 1 nghìn tỷ USD năm 2007).[27] Ấn Độ là nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh thứ hai thế giới, với tốc độ tăng trưởng GDP tới 9,4% trong năm tài chính 2006–2007.[28] Tuy nhiên, dân số khổng lồ đã làm cho GDP bình quân đầu người chỉ đạt mức 4.031 USD tính theo sức mua tương đương, hay 885 USD tính theo GDP danh nghĩa (ước năm 2007).[29] Ngân hàng Thế giới hiện xếp Ấn Độ vào nhóm các nền kinh tế có thu nhập thấp.[30]
Nền kinh tế Ấn Độ đa dạng và bao gồm các ngành và lĩnh vực: nông nghiệp, thủ công nghiệp, dệt, chế tạo và nhiều ngành dịch vụ. Dù 2/3 lực lượng lao động Ấn Độ vẫn trực tiếp hay gián tiếp sống bằng nghề nông nhưng dịch vụ là một lĩnh vực đang tăng trưởng và đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế Ấn Độ. Sự tiến tới một thời đại kỹ thuật số và một số lượng lớn dân số trẻ và có học, thông thạo tiếng Anh đang dần chuyển Ấn Độ thành một điểm đến quan trọng của các dịch vụ điều hành kinh doanh (back office) của các công ty toàn cầu khi họ tiến hành outsourcing (đưa một phần hoặc toàn bộ công việc sang cho các nước khác thực hiện) các dịch vụ khách hàng và hỗ trợ kỹ thuật của họ. Ấn Độ là một nước xuất khẩu chính nhân công tay nghề cao trong lĩnh vực phần mềm và các dịch vụ tài chính và công nghệ phần mềm. Các lĩnh vực khác như chế tạo, dược phẩm, công nghệ sinh học, công nghệ nano, viễn thông, đóng tàu và hàng không đang thể hiện tiềm năng mạnh và đang đạt mức tăng trưởng ngày càng cao hơn.
Ấn Độ đã từng áp dụng một phương pháp kinh tế xã hội chủ nghĩa trong gần suốt lịch sử độc lập của mình. Chính phủ đã kiểm soát chặt chẽ sự tham gia của khu vực tư nhân, ngoại thương và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, kể từ đầu thập niên 1990, Ấn Độ đã dần mở cửa thị trường của mình thông qua các cuộc cải cách kinh tế theo hướng giảm kiểm soát của chính phủ đối với thương mại và đầu tư. Việc tư nhân hóa các ngành thuộc sở hữu công và việc mở cửa một số ngành nhất định cho nước ngoài và tư nhân tham gia diễn ra chậm chạp và gắn liền với những tranh cãi chính trị.
Ấn Độ đối mặt với một dân số tăng nhanh và đòi hỏi giảm bất bình đẳng kinh tế xã hội. Nghèo vẫn là một vấn đề nghiêm trọng dù nghèo đã giảm đáng kể kể từ khi quốc gia này giành được độc lập, chủ yếu là nhờ cuộc cách mạng xanh và các công cuộc cải tổ kinh tế.
Lịch sử kinh tế Ấn Độ có thể đại khái chia ra thành 3 kỷ nguyên, bắt đầu bằng thời kỳ tiền thuộc địa kéo dài đến thế kỷ 17. Thời kỳ thuộc địa của Anh quốc bắt đầu từ thế kỷ 17, kết thúc bằng mốc Ấn Độ giành được độc lập từ Anh quốc năm 1947. Thời kỳ thứ 3 kéo dài từ năm 1947 cho đến nay.
Các công dân của nền văn minh lưu vực sông Ấn Độ, một khu vực định cư đô thị vượt trội và lâu dài đã phát triển thịnh vượng giữa năm 2800 trước Công nguyên và năm 1800 Công nguyên, sống bằng nghề canh nông, thuần hóa động vật, sử dụng cân và đơn vị đo lường thống nhất, chế tạo công cụ và vũ khí và trao đổi mậu dịch với các thành phố khác. Bằng chứng của các dãy phố quy hoạch hoàn chỉnh, hệ thống cấp thoát nước đã cho thấy kiến thức của họ trong việc quy hoạch đô thị, bao gồm các hệ thống vệ sinh đô thị đầu tiên của thế giới và sự hiện diện của một hình thức chính quyền đô thị.[31]
Cuộc điều tra dân số năm 1872 cho thấy 99,3% dân số tạo thành nước Ấn Độ ngày nay đã sống trong các ngôi làng,[32] những người có kinh tế phần lớn là cô lập và tự cung tự cấp với nghề nông là chủ yếu. Điều này đã làm thỏa mãn yêu cầu lương thực thực phẩm và cung cấp vật liệu thô cho các ngành lao động tay chân như dệt, chế biến thực phẩm và ngành thủ công. Dù nhiều vương quốc và các triều vua phát hành tiền xu, nhưng việc trao đổi ngang giá vẫn thịnh hành. Các làng trả sưu thuế cho các cấp quan quyền bằng sản phẩm nông nghiệp còn những người thợ thủ công nhận được lương thực cho ngày công của mình vào mùa thu hoạch.[33]
Sự sắp đặt lại, đặc biệt là Hindu giáo, các chế độ đẳng cấp và gia đình tứ đại đồng đường đã đóng một vai trò ảnh hưởng trong việc định hình các hoạt động kinh tế.[34] Chế độ đẳng cấp thực hiện chức năng rất giống với phường hội châu Âu, đảm bảo sự phân chia lao động, cung cấp việc đào tạo huấn luyện những người học việc, cho phép những người người sản xuất đạt được một sự chuyên môn hóa hẹp. Ví dụ như trong một số khu vực nhất định, việc sản xuất một loại vải trong nhiều thứ vải khác nhau là đặc sản của một đẳng cấp phụ nhất định.
Sự du nhập của người nước ngoài và sự suy yếu trong lễ nghi truyền thông làm tầng lớp Hindu mất đi đặc quyền xã hội, do đó, ngoại thương Ấn Độ phần lớn nằm trong tay người nước ngoài và người Hồi giáo.[36] Các mặt hàng dệt như vải muxơlin, vải in hoa, khăn choàng, và các sản phẩm nông nghiệp như tiêu, quế, thuốc phiện và cây chàm đã được xuất khẩu sang châu Âu và Trung Đông và Đông Nam Phi để đổi lấy vàng và bạc.[37]
Việc đánh giá nền kinh tế thời kỳ tiền thuộc địa của Ấn Độ chủ yếu là định tính do thiếu thông tin mang tính định lượng. Một ước tính cho thấy thu nhập của Đế quốc Môgôn của Akbar Đại đế năm 1600 với mức 17,5 triệu £, tương phản với tổng thu nhập của Anh năm 1800, với tổng số 16 triệu £.[38] Trước khi người Anh đến xâm lược, Ấn Độ là một nền kinh tế phần lớn là nông nghiệp truyền thống với một bộ phận chủ yếu sống phụ thuộc vào công nghệ nguyên thủy. Ngành nông nghiệp đã tồnt ại cùng với một hệ thống thương mại, chế tạo và tín dụng phát triển một cách cạnh. Sau khi Môgôn sụp đổ và sự nổi lên của Đế quốc Maratha, nền kinh tế Ấn Độ đã rơi vào thời kỳ bất ổn chính trị do các cuộc chiến tranh can thiệp và các cuộc xung đột.[39]
Sự cai trị thực dân đã mang đến một thay đổi lớn trong môi trường thuế má từ thuế thu nhập sang thuế tài sản đã dẫn đến một sự bần cùng hóa hàng loạt và cảnh cơ cực của đại đa số nông dân. Nó cũng tạo ra một hoàn cảnh chế độ mà trên giấy tờ là đảm bảo quyền sở hữu giữa những người thực dân, khuyến khích tự do thương mại và tạo ra một đơn vị tiền tệ thống nhất với tỷ giá hối đoái cố định, hệ thống cân đong đo đếm tiêu chuẩn hóa, các thị trường vốn, cũng như hệ thống đường sắt và điện báo phát triển, một dịch vụ dân sự với mục tiêu độc lập khỏi sự can thiệp chính trị và một hệ thống thông luật, hệ thống pháp lý adversarial.[40] Sự thực dân hóa của Anh đối với Ấn Độ trùng hợp với các thay đổi lớn trong nền kinh tế thế giới – công cuộc công nghiệp hóa và một sự tăng trưởng đáng kể trong sản xuất và thương mại. Tuy nhiên, cuối thời kỳ cai trị thực dân, Ấn Độ đã thừa hưởng một nền kinh tế thuộc loại một trong những nước nghèo nhất thế giới đang phát triển,[41] với sự phát triển công nghiệp trì trệ, ngành nông nghiệp không thể nuôi dân số đang tăng trưởng, có tuổi thọ và tỷ lệ biết chữ thuộc loại thấp nhất thế giới.
Một ước tính của nhà lịch sử Angus Maddison thuộc Đại học Cambridge cho thấy rằng tỷ lệ thu nhập của Ấn Độ trong tổng thu nhập của thế giới giảm từ mức 22,6% năm 1700 xuống còn 3,8% năm 1952.[42] Trong khi các nhà lãnh đạo Ấn Độ trong quá trình đấu tranh giành độc lập và những nhà nhà lịch sử kinh tế dân tộc chủ nghĩa cánh tả đã đổ lỗi chế độ thực dân cho tình trạng ảm đạm của nền kinh tế Ấn Độ do hậu quả của chế độ thực dân, một quan điểm kinh tế vĩ mô khái quát hơn về Ấn Độ trong thời kỳ này cho thấy có các lĩnh vực tăng trưởng và giảm sút, dẫn đến sự thay đổi mang lại bởi chế độ thực dân và bởi một thế giới đang đi về hướng công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế.[43][44]
Chính sách kinh tế của Ấn Độ từ khi độc lập chịu ảnh hưởng của kinh nghiệm thời kỳ thực dân (bị các nhà lãnh đạo Ấn Độ coi là có tính bóc lột) và chịu ảnh hưởng của phương hướng các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa xã hội Fabia. Chính sách có thiên hướng theo chủ nghĩa bảo hộ, nhấn mạnh thay thế nhập khẩu, công nghiệp hóa, sự can thiệp của nhà nước vào các thị trường lao động và tài chính, khu vực công lớn, cơ chế điều tiết hoạt động kinh doanh và kế hoạch hóa tập trung.[45] Jawaharlal Nehru, thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ, cùng với nhà thống kê Prasanta Chandra Mahalanobis, và tiếp theo là Indira Gandhi đã thiết kế và giám sát chính sách kinh tế. Họ hy vọng thu được kết quả thuận lợi từ chiến lược này vì nó kết hợp cả khu vực tư nhân lẫn công cộng và vì chiến lược này dựa trên sự can thiệp trực tiếp và gián tiếp của nhà nước hơn là hệ thống chỉ huy tập trung cực đoan kiểu Liên Xô.[46] Chính sách đồng thời tập trung vào cả ngành công nghiệp nặng thâm dụng vốn và công nghệ và trợ cấp cho ngành dệt bông thâm dụng lao động kỹ năng thấp và thủ công đã bị nhà kinh tế Milton Friedman chỉ trích. Ông này cho rằng điều đó gây lãng phí vốn và lao động và làm chậm trễ sự phát triển của các nhà chế tạo nhỏ.[47]
Do tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 1947–80 thấp so với tốc độ tăng trưởng của các nước Nam Á khác, đặc biệt là "Các con hổ Đông Á", nên người ta đã dùng cụm từ "tỷ lệ tăng trưởng Hindu" để bêu giếu Ấn Độ.[40] Sau năm 1980, có hai pha cải cách kinh tế tạo ra sự tăng tốc tăng trưởng kinh tế cho Ấn Độ. Các biện pháp ủng hộ kinh doanh năm 1980, do Rajiv Gandhi khởi xướng, đã xóa bỏ các hạn chế mở rộng công suất cho incumbents, xóa bỏ kiểm soát giá và giảm các loại thuế doanh nghiệp. Chính sách tự do hóa kinh tế năm 1991, được thủ tướng Ấn Độ lúc đó là P. V. Narasimha Rao và bộ trưởng tài chính của ông là Manmohan Singh khởi xướng phản ứng lại cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán, đã thủ tiêu Chế độ giấy phép Raj (cấp giấy phép nhập khẩu, công nghiệp và đầu tư) và đã chấm dứt nhiều sự độc quyền của khu vực công, cho phép phê duyệt tự động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nhiều lĩnh vực.[49] Kể từ đó, phương hướng tự do hóa chung vẫn được giữ, bất kể chính đảng nào cầm quyền, mặc dù không có đảng nào là không cố tiến hành các cuộc vận động hành lang đầy quyền lực như các nghiệp đoàn và nông dân, hay các vấn đề có khả năng tranh cãi như đổi mới các luật lao động và giảm trợ cấp nông nghiệp.[50]
Kể từ năm 1990, Ấn Độ đã nổi lên như là một trong những nền kinh tế thịnh vượng nhất trong thế giới đang phát triển; trong thời kỳ này, nền kinh tế đã tăng trưởng ổn định, chỉ có một vài đợt giảm sút lớn. Sự tăng trưởng này đã đi cùng với sự gia tăng tuổi thọ, tỷ lệ biết chữ và an ninh lương thực. Tăng trưởng chậm và tệ tham nhũng hoành hành cuối nhiệm kỳ Manmohan Singh đã đưa Narendra Modi của đảng theo đường lối dân tộc lên nắm quyền năm 2014 và tốc độ tăng trưởng đạt 7,4% năm tài chính 2014.
Xếp hạng tin tưởng của Ấn Độ bởi S&P and Moody đã bị các thử nghiệm hạt nhân năm 1998 làm sụt giảm, nhưng đã tăng lên mức đáng đầu tư từ năm 2007.[51][52]
Năm 1999, Goldman Sachs đã dự báo rằng GDP của Ấn Độ theo giá thực tế sẽ vượt qua Pháp và Italia vào năm 2020, vượt Đức, Anh quốc vào năm 2025, và vượt qua Nhật Bản vào năm 2035. Đến năm 2035, Ấn Độ được cho rằng sẽ là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, sau Hoa Kỳ và Trung Quốc[1] Lưu trữ 2007-12-02 tại Wayback Machine. Goldman Sachs đã đưa ra những dự báo này căn cứ trên tốc độ tăng trưởng dự tính của Ấn Độ là từ 5,3%-6,1% trong những thời kỳ khác nhau, còn hiện nay Ấn Độ đang đạt mức tăng trưởng hơn 9% mỗi năm. Tuy nhiên báo cáo này cũng lưu ý rằng đã có sự chênh lêch lớn giữa dự báo và thực tế đối với tốc độ tăng trưởng thời kỳ 1960–2000; Dự báo là 7,5% song thực tế lại chỉ là 4,5%.
Một báo cáo khác gần đây của Goldman Sachs, được BBC News trích dẫn, cho rằng: "Ấn Độ có thể vượt Anh quốc và trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới trong một thập kỷ nữa do tăng trưởng của quốc gia này tăng tốc".[53] Jim O'Neal, Nhóm trưởng của Nhóm Kinh tế học Toàn cầu tại Goldman Sachs, đã phát biển trên BBC rằng, "Sau 30 năm, lực lượng lao động của Ấn Độ sẽ lớn bằng của cả Hoa Kỳ và Trung Quốc cộng lại".[54]