Xuất Khẩu Cá Tra Tháng 11/2022 Pdf

Xuất Khẩu Cá Tra Tháng 11/2022 Pdf

Xuất Khẩu Cá Tra Tháng 1 - 2017

Xuất Khẩu Cá Tra Tháng 1 - 2017

Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam

Đối với thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 11 tháng năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 101,5 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 109,9 tỷ USD. Trong 11 tháng, xuất siêu sang EU ước đạt 29,4 tỷ USD, tăng 42,4% so với cùng kỳ năm trước; nhập siêu từ Trung Quốc 56,9 tỷ USD, tăng 14,1%; nhập siêu từ Hàn Quốc 35,7 tỷ USD, tăng 16,1%; nhập siêu từ ASEAN 12,2 tỷ USD, tăng 9,4%; nhập siêu từ Nhật Bản 139 triệu USD (cùng kỳ nhập siêu 2,3 tỷ USD).

Trước đó, năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt kỷ lục 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.

Bộ Công Thương nhận định, kết quả xuất nhập khẩu trong thời gian qua là minh chứng cho thấy các doanh nghiệp đã và đang tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do (FTA).

Đơn cử, với Hiệp định CPTPP, bà Võ Hồng Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu, châu Mỹ (Bộ Công Thương) nhận định: Sau 3 năm thực thi CPTPP, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường trong khối tăng trưởng lên đến 75-100%. Nhóm điện thoại và linh kiện, nhóm điện tử và máy vi tính, máy móc, phụ tùng, dệt may, da giày… là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang khu vực này.

Hoặc với EVFTA, Hiệp định EVFTA có tác động rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu vì EU là thị trường tiêu thụ rất nhiều sản phẩm của Việt Nam; trong đó, có các sản phẩm như thủy sản, lúa gạo và cũng là thị trường đa dạng sản phẩm công nghiệp tiêu thụ lớn. Đa số mặt hàng xuất khẩu sang EU đều có mức tăng trưởng cao, đặc biệt với một số nhóm hàng như: Sắt thép, mức tăng trưởng lên đến 200%, hoặc nhóm cà phê tăng 75,2%, hạt tiêu tăng trưởng 55,8%.

Để thúc đẩy xuất khẩu tháng cuối năm, Bộ Công Thương cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường quản lý nhập khẩu phù hợp, bảo đảm cán cân thương mại hài hoà, bền vững; đẩy mạnh khai thác các hiệp định thương mại tự do đã ký kết; đồng thời, phát huy tốt vai trò của hệ thống cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để mở rộng, đa dạng hoá thị trường và mặt hàng xuất khẩu; thúc đẩy tạo thuận lợi hoá thương mại, hỗ trợ thông tin thị trường; tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường mới; cảnh báo sớm nguy cơ các vụ kiện phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp.

Theo VASEP, giá xuất khẩu tăng mạnh là yếu tố chính giúp giá trị xuất khẩu cá tra sang các thị trường tăng mạnh. Cụ thể, giá xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm mặt hàng cá tra phi-lê đông lạnh đã tăng 28%-66% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá tại thị trường Mỹ trung bình 4,66 USD/kg (tăng 60%), tại Trung Quốc là 2,45 USD/kg (tăng 37%).

Xét theo nhóm sản phẩm, nhóm cá tra chế biến có mức tăng trưởng 111% trong 6 tháng đầu năm, mang về 21 triệu USD.

4 tháng đầu năm 2023 xuất khẩu cá tra của Việt Nam mới chỉ đạt gần 570 triệu USD, với kết quả này ngành cá tra khó thể tái lập đỉnh lịch sử đã đạt được năm 2022.

Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt 2,4 tỷ USD, vượt qua mốc 2,26 tỷ USD ghi nhận năm 2018, trở thành năm có trị giá xuất khẩu cao nhất từ trước tới nay.

Sau một năm “bội thu”, năm 2023 ngành cá tra Việt khó có thể lấy lại được mốc lịch sử xuất khẩu khi liên tiếp ghi nhận sự sụt giảm kim ngạch các tháng đầu năm và chưa nhìn thấy sự phục hồi trong bối cảnh nền kinh tế thế giới còn u ám.

Theo số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 4 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt gần 570 triệu USD, giảm 41% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tình hình xuất khẩu các sản phẩm đều không mấy lạc quan khi đều âm tới 2 con số. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu cá tra phile/cắt khúc đông lạnh (mã HS 0304) đạt 471 triệu USD, giảm 45%; cá tra tươi/đông lạnh/khô (mã HS 03) đạt 89 triệu USD, giảm 9%; cá tra chế biến (mã HS 16) đạt 9 triệu USD, giảm 23%.

Tại các thị trường xuất khẩu, do vẫn bị tác động nặng nề bởi lạm phát, kinh tế suy giảm khiến nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại nhiều thị trường vẫn sụt giảm, dẫn đến lượng và giá xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong giai đoạn này giảm. Doanh số xuất khẩu cá tra Việt Nam sang nhiều thị trường liên tục thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022.

Tính đến hết tháng 4/2023, xuất khẩu cá tra sang hai thị trường lớn nhất là Trung Quốc và Mỹ ghi nhận giảm sâu. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc và Hong Kong chỉ đạt 183 triệu USD, giảm 39% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường Mỹ cũng giảm nhập khẩu cá tra Việt Nam do lượng tồn kho còn nhiều và chỉ đạt 86 triệu USD, giảm 64% so với cùng kỳ năm 2022.

Xuất khẩu cá tra sang thị trường EU cũng không mấy lạc quan khi giảm 8%, còn đạt 60 triệu USD. Trong khi xuất khẩu cá tra sang Đức tăng 78% thì xuất khẩu sang Hà Lan lại giảm 22%, Bỉ giảm 13%, Tây Ban Nha giảm 30%.

Kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam sang một số thị trường chính khác cũng ghi nhận đà giảm như Mexico giảm 45%, Canada giảm 51%, Nhật Bản giảm 15%, Brazil giảm 33%, Thái Lan giảm 49%.

Điểm sáng trong bức tranh cá tra 4 tháng đầu năm là thị trường Anh và Singapore khi tăng lần lượt 13% và 20%, đạt 22 triệu USD và 12 triệu USD.

Theo VASEP, hậu quả của lạm phát kéo dài và lượng hàng tồn kho của các nhà bán lẻ đang là một trong những khó khăn cho ngành cá tra. Người nuôi và doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đang phải đối mặt với các thách thức từ thị trường sụt giảm, chi phí nguyên liệu và các chi phí đầu vào khác tăng cao, lợi nhuận giảm mạnh, thiếu vốn để quay vòng sản xuất kinh doanh.

Trong bối cảnh hiện tại của ngành cá tra Việt, VASEP cho rằng cần có sự chung tay, hỗ trợ của Chính phủ và các cơ quan Nhà nước cũng như sự đồng hành và đồng lòng của người nuôi và doanh nghiệp.

mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD

Có 35 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,7% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 8 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 70,1%).

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 11 tháng, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản chiếm 1,4%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 89%, bằng cùng kỳ năm trước; nhóm hàng nông sản, lâm sản chiếm 6,6%, giảm 0,5 điểm phần trăm; nhóm hàng thủy sản chiếm 3%, tăng 0,3 điểm phần trăm.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 11/2022 ước đạt 28,4 tỷ USD, tăng 1,8% so với tháng trước; trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 10,16 tỷ USD, tăng 6,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 18,24 tỷ USD, giảm 0,6%.

Tính chung 11 tháng năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 331,61 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 115,42 tỷ USD, tăng 11,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 216,19 tỷ USD, tăng 9,6%.

Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 11 tháng, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 93,6%, tỷ trọng bằng cùng kỳ năm trước, trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 44,7%, giảm 1,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 48,9%, tăng 1,8 điểm phần trăm. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng chiếm 6,4%, bằng cùng kỳ năm trước.

Kết quả xuất nhập khẩu là minh chứng cho thấy các doanh nghiệp đã và đang tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do (FTA)