Soạn Ngữ Văn Lớp 8 Bài Tôi Đi Học

Soạn Ngữ Văn Lớp 8 Bài Tôi Đi Học

Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Chọn lớpLớp 1Lớp 2Lớp 3Lớp 4Lớp 5Lớp 6Lớp 7Lớp 8Lớp 9Lớp 10Lớp 11Lớp 12 Lưu và trải nghiệm

Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Chọn lớpLớp 1Lớp 2Lớp 3Lớp 4Lớp 5Lớp 6Lớp 7Lớp 8Lớp 9Lớp 10Lớp 11Lớp 12 Lưu và trải nghiệm

Một số bài văn mẫu Tôi đi học

Thanh Tịnh viết được nhiều thể loại nhưng thành công hơn cả là truyện ngắn và thơ. Các truyện ngắn của ông đều thấm đượm cảm xúc êm dịu, trong trẻo, vừa man mác buồn thương, vừa ngọt ngào sâu lắng. Giọng văn nhẹ nhàng thủ thỉ mà thấm thía khó quên. Trong số đó, Tôi đi học được nhiều bạn đọc thuộc mọi lứa tuổi biết đến. Để cảm nhận được những tâm trạng bồi hồi,lo lắng của nhân vật "tôi", các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

Thái độ, cử chủ của những người lớn đối với các em bé lần đầu đi học.

- Các phụ huynh đều chuẩn bị chu đáo cho con em ở buổi tựu trường đầu tiên, đều trân trọng tham dự buổi lễ quan trọng này. Có lẽ các vị cũng đang lo lắng, hồi hộp cùng con em mình.

- Ông đốc là hình ảnh một người thầy, một người lãnh đạo nhà trường rất từ tốn, bao dung. Thầy giáo trẻ dạy học sinh lớp mới cũng chứng tỏ là một người vui tính, giàu tình yêu thương.

=> Qua các hình ảnh về người lớn, chúng ta nhận ra trách nhiệm, tấm lòng của các gia đình, nhà trường đồi với thế hệ tương lai. Đó là một môi trường giáo dục ấm áp, là một nguồn nuôi dưỡng các em trưởng thành.

Hình ảnh so sánh được nhà văn vận dụng

+ "Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng hôm ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.".

+ " Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang qua trên ngọn núi.".

+ "Họ như con chim non đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngaajo ngừng, e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.".

- Các so sánh trên xuất hiện ở các thời điểm khác nhau để diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật "tôi". Đây là các so sánh giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm được gắn với những cảnh sắc thiên nhiên tươi sáng, trữ tình.

- Nhờ các hình ảnh so sánh như thế mà cảm giác, ý nghĩ của nhân vật "tôi" được người đọc cảm nhận cụ thể, rõ ràng hơn. Cũng nhờ đó, truyện ngắn thêm man mác chất trữ tình, tươi sáng.

- Truyện ngắn có bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật "tôi", theo trình tuej thời gian của một buổi tựu trường.

- Sự kết hợp hài hòa giữa kể, miêu tả với bộc lộ tâm trạng, cảm xúc.

- Chính các đặc sắc nghệ thuật trên góp phần quan trọng tạo nên chất trữ tình của tác phẩm.

Cảm xúc thiết tha, chứa đựng bao kỉ niệm của nhân vật "tôi" về buổi tựu trường đầu tiên trong đời. Tình cảm ấm áp, trìu mến của những người lớn đối với các em nhỏ lần đầu tiên đến trường.

Tôi đi học là một truyện ngắn tự sự kết hợp trữ tình của nhà văn Thanh Tịnh. Truyện kể về khoảnh khắc trong ngày đầu tiên tựu trường với những cảm nhận thật ngây thơ và non nớt. Để nắm được những nội dung và nghệ thuật về tác phẩm này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn tai đây: Bài soạn Tôi đi học.

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

Tìm hiểu chung để soạn bài Tôi đi học

- Thanh Tịnh (1911 – 1988) tên khai sinh của ông là Trần Văn Ninh, quê ở Gia Lạc, ven sông Hương, thành phố Huế.

- Các tác phẩm nổi tiếng của tác giả như Quê mẹ (1941), Hận chiến trường (1937), Ngậm ngải tìm trầm (1943), …

- Tác phẩm Tôi đi học được in trong tập Quê mẹ (1941), tác phẩm theo thể loại hồi ký ghi lại cảm xúc và những kỷ niệm đẹp, đáng nhớ của tuổi thơ trong ngày tựu trường.

+ Đoạn đầu (từ đầu đến “trên ngọn núi”): Tâm trạng nôn nao, háo hức về kỉ niệm ngày tựu trường đầu tiên.

+ Đoạn thứ hai (tiếp theo đến “tôi cũng lấy làm lạ”): Tâm trạng nhân vật “tôi” và khung cảnh ở sân trường làng trong ngày khai trường.

+ Đoạn cuối (phần còn lại): Cảm xúc của nhân vật "tôi" khi bước vào lớp đón nhận giờ học.

Câu 2 (trang 9 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Soạn bài Tôi đi học đến đoạn này ta sẽ thấy tâm trạng nôn nao, hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ:

- Trên đường nhân vật “tôi” đến trường cùng mẹ: thấy “lạ”, thấy trong lòng “đang có sự thay đổi lớn”, cậu tự nhiên cảm thấy không khí đầy trang trọng, nâng niu nhẹ nhàng mấy quyển vở, rồi đơn giản là muốn thử sức với việc cầm bút.

Cảm giác bỡ ngỡ của ngày đi học đầu tiên trong mỗi đứa trẻ

- Mới bước đến sân trường: ngạc nhiên, cảm thấy thân mình nhỏ bé, nỗi lo sợ dần xuất hiện.

- Nghe gọi tên rồi rời khỏi vòng tay mẹ: có chút giật mình, bỡ ngỡ, đầy lúng túng, sợ hãi mà tác giả đã ví von như quả tim ngừng đập.

- Ngồi vào trong lớp học: mùi hương lạ lẫm, bức hình được treo trên tường cũng thấy lạ, rồi cả lạm nhận bàn ghế, chỗ ngồi là của mình; nhân vật “tôi” chẳng còn sợ nữa, không thấy xa lạ với người bạn mới đang ngồi bên, bắt đầu quen với những là lẫm.

Câu 4 (trang 9 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Các hình ảnh so sánh sống động, gần gũi với trẻ thơ:

- “... những cảm giác trong sáng ấy ... trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi ... giữa bầu trời quang đãng” → thứ tình cảm trong veo, đẹp đẽ bay bổng trong người cậu bé lần đầu đi học.

- “Ý nghĩ ấy thoáng qua ... nhẹ nhàng như một làn mây ... trên ngọn núi” → tâm hồn trẻ thơ tự do mơ mộng, thỏa sức ngắm nhìn thế giới mới mà không bận tâm quá nhiều điều.

- “Họ như con chim non ... bên bờ tổ nhìn ... trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ” → sự nhỏ dại, non nớt, nhưng cũng chất chứa những khát vọng của những cậu học sinh. Có chút rụt rè nhưng đáng yêu của những đứa bé lần đầu rời xa vòng tay mẹ

- “Hết co lên một chân, ... lại duỗi mạnh”→ trong long bỗng thấy bồn chồn, hồi hộp với tiếng trống trường.

- “trường Mĩ Lí ... xinh xắn, ... oai nghiêm như ... đình làng Hòa Ấp”→ sự ví von dễ thương với cái nhìn đẹp đẽ trong tư tưởng của trẻ thơ về ngôi trường.

Câu 5 (trang 9 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

- Nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm Tôi đi học:

+ Sự đan xen linh hoạt các yếu tố miêu tả và tự sự, bố cục chặt chẽ, hài hòa với nhau.

+ Là truyện nhưng mang chất thơ nhẹ nhàng.

+ Lời kể giàu chất biểu cảm, cuốn hút

III. Kết luận soạn bài Tôi đi học

- Tác phẩm tái hiện rõ nét cảm giác hồi hộp, tâm trạng bỡ ngỡ, kỉ niệm trong sáng tuổi học trò của nhân vật “tôi” buổi tựu trường đầu tiên.

- Xây dựng tình huống truyện mới mẻ, độc đáo: lấy bối cảnh ngày đầu tiên đi học.

- Sự kết hợp linh hoạt, sáng tạo giữa các phương thức: miêu tả, tự sự và biểu cảm.

- Truyện được viết thành theo dòng hồi tưởng: từ bối cảnh hiện tại và nhớ về quá khứ.

- Giọng điệu trữ tình, trong sáng.

- Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật tôi.

Soạn bài Tôi đi học của Thanh Tịnh cho ta những khoảng trời tuổi thơ trở về cảm xúc trong trẻo nhất thuở ngày đầu đi học. Hy vọng với bài soạn văn Tôi đi học ở trên, Kiến Guru đã giúp bạn nắm trọn vẹn ý nghĩa và nội dung tác giả muốn truyền tải. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các bài học giá trị khác trên app học tập Kiến Guru để bổ sung kiến thức mỗi ngày nhé.

- Thanh Tịnh, tên thật: Trần Văn Ninh (1911 - 1988).

- Các tác phẩm của ông: Quê mẹ, Hận chiến trường,...

- Những sáng tác của Thanh Tịnh toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu. trong trẻo, sâu lắng.

- Năm 2007, ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

"Tôi đi học" được in trong tập "Quê mẹ" xuất bản 1941, thuộc thể loại truyện ngắn trữ tình.

- Phần 1: (Từ đầu đến "tôi đi học".) : Khởi nguồn của nỗi nhớ.

- Phần 2: (Tiếp theo đến "Trên ngọn núi".) : Tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi trên đường đến trường.

- Phần 3: (Tiếp đến "chút nào hết".) : Tâm trạng và cảm xúc của nhân vật tôi khi đứng trong sân trường và phải rời tay mẹ để vào lớp học.

- Phần 4: (Còn lại): Tâm trạng của nhân vật Tôi khi vào lớp và đón nhận giờ học đầu tiên.

- Thời điểm: Cuối thu - ngày tựu trường.

+ Lá rụng nhiều, những đám mây bàng bạc.

+ Mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường.

=> Tâm trạng của nhân vật "tôi" khi nhớ lại kỉ niệm tựu trường: Náo nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã. Những từ lấy đoc đã diễ tả sâu sắc, cụ thể những cảm xúc trong, nảy nở trong lòng của nhân vật "tôi".