Nội Dung Chính Sách Mới Của Mỹ

Nội Dung Chính Sách Mới Của Mỹ

Chính sách thuế là gì? Các hình thức phổ biến đầu tư là gì? Lợi ích của việc đầu tư là gì? Cùng Luật Hùng Sơn theo dõi bài viết sau.

Chính sách thuế là gì? Các hình thức phổ biến đầu tư là gì? Lợi ích của việc đầu tư là gì? Cùng Luật Hùng Sơn theo dõi bài viết sau.

Nội dung chủ yếu của chính sách thuế

Chính sách thuế là một bộ phận quan trọng của chính sách tài khóa, chịu sự chi phối bởi chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước và tình hình phát triển kinh tế của đất nước. Trong các thời kỳ khác nhau, chính sách thuế có các biểu hiện cụ thể khác nhau, nhưng thông thường phản ánh nội dung chủ yếu sau đây:

Một là, mục tiêu của chính sách thuế: xác định mức độ điều tiết qua thuế, những tác động kinh tế – xã hội của thuế như thế nào và tại sao lại điều tiết ở mức độ đó cũng như có tác động kinh tế – xã hội đó.

Hai là, phạm vi tác động của chính sách thuế: chính sách thuế sẽ tác động đến những tổ chức, cá nhân nào trong xã hội. Việc xác định rõ phạm vi tác động của chính sách thuế cho phép tập trung vào những mục tiêu quan trọng của chính sách, đồng thời, tránh được những hậu quả không mong muốn của chính sách.

Ba là, thời gian hiệu lực của chính sách: xác định rõ chính sách thuế được áp dụng trong thời kỳ nào, thời điểm bắt đầu và kết thúc của chính sách.

Bốn là, trách nhiệm thực hiện chính sách thuế: chỉ rõ tổ chức, cá nhân nào phải có trách nhiệm trong thực hiện chính sách, như: cụ thể hóa chính sách thuế thành pháp luật thuế, tổ chức thực hiện pháp luật thuế, chấp hành pháp luật thuế…

Năm là, cách thức động viên nguồn thu cho ngân sách Nhà nước qua thuế của từng thời kỳ (động viên qua thuế trực thu hoặc thuế gián thu; động viên từ các khu vực kinh tế khác nhau; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu… thể hiện cụ thể mục tiêu, quan điểm, đường lối về thuế của Nhà nước).

Sáu là, các định hướng phát triển hệ thống thuế: trong các thời kỳ khác nhau thì định hướng phát triển hệ thống thuế cũng khác nhau, điều này có chi phối đến việc hoạch định các chính sách thuế cụ thể.

Ngoài ra, chính sách thuế có thể bao gồm các nội dung khác như: phương châm thực hiện chính sách, bối cảnh kinh tế – xã hội ra đời chính sách với các yếu tố ảnh hưởng cụ thể và các định nghĩa về các thuật ngữ sử dụng trong chính sách thuế.

Các yếu tố chi phối tới chính sách thuế

Chính sách thuế là một trong hệ thống chính sách của Nhà nước nói chung, do đó nó chịu sự chi phối của các chính sách chung nhất, các chính sách có liên quan cũng như điều kiện kinh tế, xã hội, đời sống, phong tục tập quán của nhân dân… Cụ thể, các yếu tố chủ yếu chi phối tới chính sách thuế trong một thời kỳ nhất định bao gồm:

Mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước

Chính sách phát triển kinh tế xã hội là đối tượng phục vụ và điều chỉnh của chính sách thuế. Các mục tiêu, yêu cầu, phương hướng phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ là cơ sở cho việc định ra các chủ trương, giải pháp về thuế nhằm thực hiện các mục tiêu, yêu cầu, phương hướng đã được xác định của chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước. Do đó, việc hoạch định chính sách thuế phải dựa trên cơ sở chính sách phát triển kinh tế – xã hội mới đảm bảo cho chính sách thuế đúng hướng và phục vụ có kết quả cho sự phát triển kinh tế – xã hội.

Nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Nhu cầu về tài chính của Nhà nước càng lớn thì áp lực tăng thuế càng cao. Khi đó, chính sách thuế phải được xây dựng và ban hành chú trọng nhiều hơn đến việc quản lý, bao quát và khai thác được các nguồn thu trong nền kinh tế – xã hội, đáp ứng tốt nhất nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.

Xu hướng phát triển kinh tế trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Thuế chính là một bộ phận thu nhập mà các chủ thể bắt buộc chuyển giao cho Nhà nước, cho nên xu hướng phát triển kinh tế trong nước diễn ra thuận lợi sẽ có tác động tích cực đến thuế và ngược lại. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế cũng có ảnh hưởng rất lớn đến chính sách thuế. Hội nhập kinh tế quốc tế càng sâu rộng thì đòi hỏi các nước phải điều chỉnh chính sách thuế cho phù hợp với các nguyên tắc của hội nhập. Do vậy, khi hoạch định chính sách thuế cần tính đến các nhân tố này, điều đó giúp cho chính sách thuế tăng thêm sức sống và hiệu quả.

Sự hoàn thiện hoặc khiếm khuyết của hệ thống chính sách thuế hiện hành. Việc xây dựng, ban hành một chính sách thuế mới bao giờ cũng phải dựa trên nền tảng sẵn có của chính sách thuế hiện tại. Chính sự hoàn thiện hay còn khiếm khuyết của chính sách thuế hiện tại cùng với xu hướng phát triển kinh tế – xã hội và quan điểm điều tiết thông qua thuế của Nhà nước quyết định đến những nội dung cơ bản của chính sách thuế cần được ban hành. Do đó, khi xây dựng, ban hành một chính sách thuế mới, việc không thể bỏ qua mà phải thực hiện tổng kết, đánh giá về chính sách thuế thời kỳ trước cho nhận xét về những mặt hợp lý và chưa hợp lý của chính sách thuế, những mặt đã đạt được và những mặt chưa đạt được so với mục tiêu, yêu cầu đã đặt ra. Dựa trên cơ sở đó có thể vạch ra những biện pháp để hoàn thiện chính sách thuế đúng hướng hơn, đạt kết quả cao hơn. Do đó, để có được chính sách thuế phù hợp và phát huy được tác dụng tích cực đòi hỏi việc hoạch định chính sách thuế phải dựa trên cơ sở đánh giá đúng đắn thực trạng chính sách thuế trong thời kỳ trước.

Trên đây là toàn bộ thông tin của công ty Luật Hùng Sơn về “Chính sách thuế là gì? Nội dung chủ yếu của chính sách thuế” Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline 0964 509 555 hoặc đặt lịch ở văn phòng để được các chuyên viên tư vấn trả lời một cách nhanh gọn và chính xác nhất. Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết. Trân trọng!

Chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ cho phép nhiều người là vợ, chồng hoặc con không có giấy tờ hợp pháp của công dân Mỹ nộp đơn xin thường trú mà không cần rời đất nước.

Đây là nội dung chính sách mới được Tổng thống Joe Biden công bố tại Nhà Trắng hôm 18-6, qua đó cung cấp các biện pháp bảo vệ hàng trăm ngàn người khỏi nguy cơ bị trục xuất.

Theo Reuters, chương trình mới sẽ dành cho khoảng 500.000 cặp vợ chồng đã sống ở Mỹ ít nhất 10 năm tính đến ngày 17-6. Khoảng 50.000 người dưới 21 tuổi có cha hoặc mẹ là công dân Mỹ cũng đủ điều kiện.

Mỹ hiện cung cấp con đường trở thành công dân cho người nhập cư kết hôn với công dân Mỹ và vào nước này hợp pháp bằng thị thực. Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp, người nhập cảnh bất hợp pháp trước hết phải rời khỏi Mỹ trong nhiều năm trước khi được phép quay trở lại hợp pháp.

Giờ đây, chương trình mới sẽ cho phép vợ hoặc chồng và con cái của họ nộp đơn xin thường trú mà không cần ra nước ngoài, loại bỏ thủ tục kéo dài và sự chia cách. Chính quyền ông Biden đặt mục tiêu khởi động chương trình này trong những tháng tới và hiện chưa rõ mất bao lâu để vợ hoặc chồng của công dân Mỹ được cấp thường trú.

Nếu được cấp thường trú, họ có thể nộp đơn xin cấp quốc tịch Mỹ. Những người bị xem là mối đe dọa an ninh hoặc những người có tiền sử phạm tội sẽ không đủ điều kiện.

Người nhập cư được đưa lên xe tại TP San Diego, bang California - Mỹ hôm 6-6Ảnh: Reuters

"Họ phải rời bỏ gia đình ở Mỹ mà không có sự bảo đảm rằng họ sẽ được phép quay lại. Vì vậy, họ ở lại Mỹ nhưng sống trong bóng tối, thường xuyên sống trong nỗi lo sợ bị trục xuất và không có khả năng làm việc hợp pháp" - ông Biden nhấn mạnh.

Nhà lãnh đạo này cũng cho rằng các biện pháp mới sẽ giúp khắc phục vấn đề nói trên mà không cần có thay đổi cơ bản nào trong luật nhập cư hiện hành, theo đài Al Jazeera.

Đây là một trong những chương trình hỗ trợ lớn nhất của chính phủ liên bang dành cho người nhập cư không giấy tờ kể từ khi Tổng thống Barack Obama công bố chương trình Tạm hoãn trục xuất trẻ em đến Mỹ bất hợp pháp (DACA) năm 2012.

Hành động này nhằm thu hút khối cử tri Mỹ Latin ở các bang chiến trường, đóng vai trò quan trọng đối với cơ hội tái đắc cử của ông Biden.

Động thái này còn nhằm xoa dịu những chỉ trích Tổng thống Joe Biden gay gắt về một loạt biện pháp hạn chế nhập cư trước đó. Mới đây nhất, Tổng thống Biden vào đầu tháng này cấm hầu hết người di cư vượt biên giới Mỹ - Mexico trái phép xin tị nạn.

Theo Reuters, chương trình mới công bố nói trên có thể giúp củng cố thông điệp từ chiến dịch tranh cử của ông Biden, theo đó nhà lãnh đạo này ủng hộ một hệ thống nhập cư nhân đạo hơn.

Cựu Tổng thống Donald Trump, đối thủ của ông Biden trong cuộc bầu cử sắp đến, từ lâu có lập trường cứng rắn đối với cả vấn đề nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp. Chính sách nhập cư nhiều khả năng là một trong những chủ đề chính trong cuộc tranh luận đầu tiên giữa 2 ứng viên này vào ngày 27-6 tới.