Xuất khẩu là một khâu quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân của một quốc gia, thực hiện một phần tổng sản phẩm trong nước nhờ bán ra nước ngoài những sản phẩm có lợi thế, có chất lượng cao. Kết quả xuất khẩu được sử dụng cho nhu cầu nhập khẩu, góp phần cân đối, duy trì và mở rộng tái sản xuất trong nước, tranh thủ những tiến bộ của khoa học và công nghệ mới, hòa nhập với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới.
Xuất khẩu là một khâu quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân của một quốc gia, thực hiện một phần tổng sản phẩm trong nước nhờ bán ra nước ngoài những sản phẩm có lợi thế, có chất lượng cao. Kết quả xuất khẩu được sử dụng cho nhu cầu nhập khẩu, góp phần cân đối, duy trì và mở rộng tái sản xuất trong nước, tranh thủ những tiến bộ của khoa học và công nghệ mới, hòa nhập với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới.
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong năm 2023 đạt 5.6 tỷ USD, tăng 66.7% so với năm 2022 nhờ tăng mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, EU, Hàn Quốc.Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2023, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản đạt 32.5 tỷ USD, tăng 5.3% so với năm 2022 và chiếm khoảng 9.1% tổng xuất khẩu của cả nước.
Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023 vừa được Bộ Công Thương công bố nêu rõ: Đóng góp cho sự tăng trưởng này, có 4 nhóm nông sản của Việt Nam đạt giá trị xuất khẩu tích cực so với năm 2022 gồm: Rau quả đạt 5.6 tỷ USD, tăng 66.7%; gạo đạt 8.1 triệu tấn, kim ngạch đạt 4.7 tỷ USD, tăng 14.4% về lượng và tăng 35.3% về trị giá; hạt điều đạt 644 ngàn tấn, trị giá trên 3.6 tỷ USD, tăng 24% về lượng và tăng 18.1% về trị giá; cà phê đạt 1.6 triệu tấn, kim ngạch đạt hơn 4.2 tỷ USD, giảm 8.7% về lượng nhưng tăng 4.6% về trị giá.
Đứng đầu nhóm hàng nông sản của Việt Nam là mặt hàng rau quả. Xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong năm 2023 đạt 5.6 tỷ USD, tăng 66.7% so với năm 2022 nhờ tăng mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, EU, Hàn Quốc.
Kim ngạch xuất khẩu các loại quả (trái cây) vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2022. Trong đó, xuất khẩu sầu riêng đã thay thanh long chiếm vị trí thứ nhất với tỷ trọng 55.4% tổng trị giá xuất khẩu trái cây, đạt 2.24 tỷ USD, tăng 430% so với năm 2022. Thanh long đứng thứ hai chiếm 15.2% theo trị giá (giảm một nửa so với tỷ trọng 31.3% năm 2022), đạt 614 triệu USD, giảm 3.8%. Ngoài chuối chỉ tăng nhẹ (tăng 1.3%), các mặt hàng trái cây khác như mít, xoài, chanh leo, hạt dẻ cười… nhìn chung đều có mức tăng xuất khẩu cao, khoảng từ 34-44% so với năm 2022.
Trong năm 2023, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ rau quả lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 3.6 tỷ USD, tăng 138.7% so với năm trước, chiếm 65.0% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước. Đứng thứ hai là thị trường Mỹ đạt 257.7 triệu USD, tăng 4.0% so với năm 2022, chiếm tỷ trọng 4.6%. Hàn Quốc đứng thứ ba với kim ngạch đạt 225.8 triệu USD, tăng 24.9% so với năm 2022 và chiếm 4.0% trong tổng kim ngạch.
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang EU đạt 227.6 triệu USD, tăng 22.2% so với năm 2022 và chiếm 4.1% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước. Trong đó, chủ yếu xuất sang Hà Lan với kim ngạch 147.1 triệu USD, tăng 25.7% so với năm trước; xuất sang Đức là 36.2 triệu USD, tăng 45.6%.
Trong năm 2023, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang hầu hết các thị trường chính đều tăng so với năm 2022, nhất là thị trường Trung Quốc, ngoài ra, xuất khẩu sang Hàn Quốc, Đức, Canada cũng tăng mạnh.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả cũng có khá nhiều thay đổi so với năm 2022: tỷ trọng của thị trường Trung Quốc tăng từ 45.4% lên 65% nhờ tăng mạnh nhu cầu tiêu thụ sầu riêng; trong khi tỷ trọng của các thị trường chính khác giảm như Mỹ (giảm từ 7.4% xuống 4.6%), Hàn Quốc (từ 5.4% xuống 4.0%).
Giá gạo xuất khẩu tiếp tục duy trì mức cao
Về mặt hàng gạo, trong năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gạo cả nước đạt 8.13 triệu tấn, trị giá đạt 4.7 tỷ USD, tăng 14.4% về lượng và tăng 35.3% về kim ngạch so với năm 2022.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục duy trì ở mức cao. Có thời điểm giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam cao hơn giá gạo cùng chủng loại của Thái Lan và Ấn Độ. Giá xuất khẩu bình quân năm 2023 đạt 575 USD/tấn, tăng 18.3% so với mức bình quân năm 2022.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tính đến ngày 29/12/2023, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam đạt 653 USD/tấn (FOB), tăng 42.6%, tương đương tăng 195 USD/tấn so với mức giá năm 2022, bằng với giá gạo của Thái Lan cùng chủng loại và cao hơn khoảng từ 40-60 USD/tấn so với gạo 5% tấm của Myanmar, Pakistan.
Châu Á tiếp tục là khu vực thị trường xuất khẩu lớn nhất trong năm 2023, đạt 6.1 triệu tấn, chiếm 75% tổng lượng xuất khẩu, tăng 22.8% so với năm 2022; tiếp đến là châu Phi với kết quả xuất khẩu đạt gần 1.34 triệu tấn, chiếm 16.5% tổng lượng gạo xuất khẩu, tăng gần 7.2%. Khu vực thị trường châu Âu tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam (khoảng 1.6%) nhưng vẫn đạt gần 133 ngàn tấn; trong đó, khối EU đạt 109,091 tấn, tăng 15.4% tương đương 14.5 ngàn tấn so với năm 2022.
Các thị trường xuất khẩu gạo truyền thống của Việt Nam ghi nhận kết quả xuất khẩu tăng cao so với năm 2022: Philippines tiếp tục là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm 38.7% tổng lượng xuất khẩu, đạt 3.14 triệu tấn với trị giá hơn 1.75 tỷ USD, giảm 1.0% về lượng nhưng tăng 17.6% về kim ngạch so với năm 2022.
Indonesia đứng thứ 2, chiếm 14.5% lượng xuất khẩu gạo của cả nước, tương đương 1.18 triệu tấn với trị giá 640.3 triệu USD, tăng 8.9 lần về kim ngạch so với năm 2022 do quốc gia này thiếu hụt nguồn cung trong nước. Trung Quốc đứng thứ 3, chiếm 11.3% trong tổng lượng xuất khẩu gạo của cả nước, đạt 918 ngàn tấn với trị giá 530.6 triệu USD, tăng 10.08% về lượng và tăng 22.7% về kim ngạch so với năm 2022.
Việt Nam tiếp tục giữ vị thế số 2 thế giới về xuất khẩu cà phê
Báo cáo nêu rõ, năm 2023, xuất khẩu cà phê Việt Nam tuy không tăng về sản lượng nhưng nhờ giá bán cà phê Robusta ở mức tốt nên vẫn đạt trị giá tăng so với năm trước, qua đó, Việt Nam tiếp tục giữ vị thế số hai thế giới về xuất khẩu cà phê, sau Brazil.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2023 đạt 1.62 triệu tấn, trị giá 4.24 tỷ USD, giảm 8.7% về lượng và tăng 4.6% về trị giá so với năm 2022. Giá xuất khẩu trung bình đạt 2,614 USD/tấn, tăng 14.5% so với năm 2022.
Trong năm 2023, Robusta tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất trong trị giá xuất khẩu của ngành với 78.5%, đạt 3.2 tỷ USD, tăng 2.8% so với năm 2022. Tuy lượng xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng do giá xuất khẩu bình quân năm 2023 đạt 2,253 USD/tấn, tăng 14% so với năm 2022. Trái lại, cả lượng và giá xuất khẩu cà phê Arabica đều giảm lần lượt 32.8% và 9.3%.
Cũng theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2023, xuất khẩu cà phê sang thị trường EU chiếm tỷ trọng lớn nhất với 35% tổng xuất khẩu cà phê, đạt 1.48 tỷ USD, giảm 0.7% so với năm 2022. Nhiều thị trường đạt tăng trưởng cao so với năm 2022 như: Đan Mạch đạt 4.1 triệu USD, tăng 96.7%; Hà Lan đạt 121.7 triệu USD, tăng 76.5%; Bồ Đào Nha đạt 35.6 triệu USD, tăng 51.3%.
Một số thị trường lớn khác duy trì ổn định so với năm trước như Nhật Bản đạt 319 triệu USD, tăng 14.9%; Trung Quốc đạt 152 triệu USD, tăng 10.3%; Mỹ đạt 293 triệu USD, giảm 4.1%; Nga đạt 245 triệu USD, giảm 1.7%. Nhu cầu cà phê đã mở rộng đáng kể ra ngoài các thị trường EU, Mỹ và Nhật Bản.
Một số thị trường tuy có trị giá xuất khẩu chưa cao nhưng có mức tăng mạnh so với năm 2022 như: Indonesia đạt 132.7 triệu USD, tăng 122.4%; Angieri đạt 160.2 triệu USD, tăng 88.4%; Myanmar đạt 19.3 triệu USD, tăng 89.1%; New Zealand đạt 4.8 triệu USD, tăng 60%.
Xuất khẩu hạt điều tăng ở tất cả các thị trường chủ lực
Với mặt hàng điều, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong năm 2023 đạt 644 ngàn tấn, trị giá 3.64 tỷ USD, tăng 24% về lượng và tăng 18.1% về trị giá so với năm 2022. Giá xuất khẩu bình quân hạt điều của Việt Nam đạt mức 5,657 USD/tấn, giảm 4.7% so với năm 2022.
Đáng chú ý, năm 2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang tất cả các thị trường chủ lực tăng so với năm 2022. Trong đó, lượng hạt điều xuất khẩu tăng mạnh tới các thị trường: UAE (tăng 72.3%); Trung Quốc (tăng 49.8%); Arab Saudi (tăng 46.3%); Anh (tăng 24.1%).
Trong năm 2023, Mỹ là thị trường nhập khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam, chiếm 24.6% tổng xuất khẩu hạt điều của cả nước, ở mức 158.5 ngàn tấn, trị giá đạt 886 triệu USD, tăng 10.3% về lượng và tăng 5.1% về kim ngạch xuất khẩu so với năm 2022. Đứng thứ 2 là Trung Quốc, chiếm 17.5% tổng xuất khẩu hạt điều của cả nước, đạt 113 ngàn tấn, trị giá đạt 683 triệu USD, tăng 49.8% về lượng và tăng 55.2% về trị giá xuất khẩu so với năm 2022.
Nhật QuangNguồn: VietStocks/ FILI
1. Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) và Chương trình Thu hoạch sớm (EHP)
Tại Hội nghị cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 3 tháng 11/2000 ở Singapore, Thủ Tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ đã chủ động đề xuất xây dựng khuôn khổ hợp tác kinh tế sâu sắc hơn giữa các nước ASEAN và Trung Quốc, nhất là việc thành lập khu vực Mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc. Sau thời gian chuẩn bị, ngày 14/11/2002 Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện ASEAN - Trung Quốc đã được ký kết tại Campuchia tạo khuôn khổ pháp lý thống nhất điều chỉnh toàn bộ các hoạt động hợp tác kinh tế giữa các nước ASEAN và Trung Quốc, đặc biệt là việc thiết lập khu vực Mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc trong vòng 10 năm (ACFTA)
Hiệp định ACFTA điều tiết bốn lĩnh vực lớn là: Hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và các lĩnh vực hợp tác kinh tế khác. ACFTA sẽ thực hiện vào năm 2010 đối với 6 nước thành viên cũ của ASEAN (Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippine, Thailand) và Trung Quốc. Bốn nước thành viên mới của ASEAN là Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam sẽ hoàn thiện vào năm 2015. Hiệp định ACFTA qui định:
Chương trình Thu hoạch sớm (EHP): là chương trình ưu đãi thuế quan được đặt ra nhằm ưu tiên thực hiện sớm các mức ưu đãi về thuế quan trong khuôn khổ khu vực Mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc trên cơ sở có đi có lại giữa các bên.
Trung Quốc và các nước ASEAN thống nhất chọn các mặt hàng từ Chương 1 đến Chương 8 của Danh bạ thuế quan hài hòa ASEAN (HS) với 8/9 chữ số để áp dụng EHP ngoại trừ các mặt hàng nằm trong Danh mục loại trừ; bao gồm; Chương 1 về động vật sống; Chương 2 về thịt và nội tạng động vật; Chương 3 về cá; Chương 4 về sữa và các sản phẩm sữa; Chương 5 về các sản phẩm khác từ động vật; Chương 6 về cây sống; Chương 7 về rau ăn; Chương 8 về quả và hạt ăn được.
Đối với các bên có mặt hàng nằm trong danh mục loại trừ có thể sửa đổi danh mục đó bất cứ lúc nào để đưa một hoặc nhiều mặt hàng trong danh mục này vào EHP. Các mặt hàng trong EHP được chia thành 3 nhóm để cắt giảm và xóa bỏ thuế quan theo khung thời gian quy định, tuy nhiên không ngăn cản bất kỳ bên nào đẩy nhanh việc cắt giảm và xóa bỏ thuế quan nếu bên đó muốn. Nhóm hàng được xác định như sau:
Nhóm 1: đối với Trung Quốc và các nước ASEAN - 6, áp dụng đối với tất cả mặt hàng có thuế suất MFN lớn hơn 15%. Các nước ASEAN khác thì áp dụng với tất cả mặt hàng có thuế suất MFN bằng 30% hoặc lớn hơn.
Nhóm 2: đối với Trung Quốc và các nước ASEAN - 6, áp dụng đối với tất cả mặt hàng có thuế suất MFN từ 5% đến 15% (kể cả các mặt hàng có thuế suất bằng 5% và 15%). Các nước ASEAN khác thì áp dụng với tất cả mặt hàng có thuế suất MFN từ 15% đến 30% (kể cả các mặt hàng có thuế suất 15% nhưng không áp dụng với mặt hàng có thuế suất 30%)
Nhóm 3: đối với Trung Quốc và các nước ASEAN - 6, áp dụng đối với tất cả mặt hàng có thuế suất MFN nhỏ hơn 5%. Các nước ASEAN khác thì áp dụng với tất cả mặt hàng có thuế suất MFN nhỏ hơn 15%. Các sản phẩm có mức thuế MFN 0% sẽ giữ nguyên ở mức 0%. Còn nếu mức thuế thực hiện được giảm xuống 0% thì sẽ giữ nguyên mức 0%.
Lộ trình cắt giảm thuế theo EHP:
Đối với Trung Quốc và các nước ASEAN - 6: EHP được thực hiện trong vòng 3 năm. Theo đó việc cắt giảm thuế được bắt đầu từ 1/1/2004 và hoàn thành không muộn hơn năm 2006. (Mức thuế suất vào thời điểm hoàn thành là 0%)
Đối với các thành viên mới của ASEAN, thời gian cắt giảm chậm hơn, cách thức cắt giảm linh hoạt hơn. Việt Nam bắt đầu thực hiện cắt giảm thuế từ 1/1/2004 nhưng hoàn thành không muộn hơn 1/1/2008.
Người ta quy định 2 danh mục: Danh mục hàng nhạy cảm cao và Danh mục hàng nhạy cảm thông thường.
Danh mục nhạy cảm thông thường (SL) được giới hạn số lượng các dòng thuế mà mỗi bên có thể đưa vào: Đối với các nước ASEAN - 6 và Trung Quốc: gồm 400 dòng thuế ở cấp HS 6 số và 10% tổng giá trị nhập khẩu dựa trên thống kê thương mại năm 2001. Đối với Campuchia, Lào, Myanmar gồm 500 dòng thuế cấp HS 6 số. Việt Nam có 500 dòng thuế cấp HS 6 số và mức trần tính trên giá trị nhập khẩu sẽ được quyết định không muộn hơn ngày 31/12/2004.
Danh mục nhạy cảm cao (HSL) tuân thủ mức trần sau: Đối với ASEAN - 6 và Trung Quốc: không vượt quá 40% tổng số dòng thuế trong Danh mục nhạy cảm hoặc 100 dòng thuế cấp HS 6 số tùy theo mức nào thấp hơn. Đối với Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam: không vượt qúa 40% tổng số dòng thuế trong Danh mục nhạy cảm hoặc 150 dòng thuế ở cấp HS 6 số tùy theo mức nào thấp hơn.
Các mặt hàng nhạy cảm thường (SL): Các nước ASEAN - 6 và Trung Quốc sẽ giảm thuế suất MFN của các dòng thuế được đưa vào Danh mục nhạy cảm thông thường tương ứng của mình xuống 20% không muộn hơn ngày 1/1/2012. Các thuế suất này sau đó sẽ được giảm xuống 0% - 5% không muộn hơn ngày 1/1/2018. Đối với Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam sẽ giảm thuế suất MFN áp dụng của các dòng thuế được đưa vào Danh mục nhạy cảm thông thường tương ứng của mình xuống còn 20% không muộn hơn ngày 1/1/2015. Các thuế suất này sau đó sẽ được giảm xuống còn 0% - 5% không muộn hơn 1/1/2020.
Các mặt hàng nhạy cảm cao (HSL): Các bên sẽ giảm thuế suất MFN áp dụng của các dòng thuế được đưa vào Danh mục nhạy cảm cao tương ứng xuống không quá 50% không muộn hơn 1/1/2015 đối với các nước ASEAN - 6 với Trung Quốc và 1/1/2018 đối với các quốc gia thành viên mới của ASEAN.
Tuy nhiên, bên nào cũng có thể đơn phương đẩy nhanh cắt giảm hoặc loại bỏ các dòng thuế trong Danh mục nhạy cảm vào bất kỳ thời gian nào nếu muốn, đồng thời bất cứ bên nào cũng có thể đơn phương chuyển bất kỳ dòng thuế nào từ Danh mục nhạy cảm sang Danh mục thông thường vào bất kỳ thời gian nào nếu muốn.
2. Cơ chế, chính sách của các nước nhập khẩu
Cũng như các lĩnh vực khác, trong nông nghiệp, tiếp cận thị trường là mức độ một nước cho phép hàng nhập khẩu bên ngoài thâm nhập vào thị trường của mình. Trong thương mại hàng nông sản, ngoài thuế quan, các biện pháp phi thuế quan thường được sử dụng để điều tiết việc nhập khẩu nông sản.
Mặt hàng nông sản nhập khẩu vào một quốc gia có thể được điều chỉnh và bị chi phối bởi một hệ thống các luật sau đây: luật kiểm soát ngoại hối và ngoại thương, luật và quy định liên quan đến hàng cấm, luật và quy định liên quan đến kiểm dịch của Chính phủ, các thủ tục hải quan, các quy định về thuế, luật về trách nhiệm sản phẩm…Nếu quốc gia nhập khẩu có một hệ thống luật thông thoáng đối với các nhà xuất khẩu nông sản, các rào cản thương mại như chính sách thuế và các công cụ phi thuế quan không quá khắt khe, thì sẽ tạo điều kiện cho mặt hàng nông sản của nước xuất khẩu dễ dàng thâm nhập vào thị trường nhập khẩu. Ngược lại, sẽ tạo nên áp lực hạn chế hoạt động xuất khẩu nông sản của quốc gia xuất khẩu. Mặt khác để không gặp phải những khó khăn khi đưa hàng nông sản thâm nhập vào thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cần chủ động tìm hiểu về hệ thống luật pháp, đặc biệt là các quy định về chất lượng và kỹ thuật đối với hàng nông sản. Nếu những quy định này là hợp lý (ví dụ như các quy định về sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm) thì các doanh nghiệp buộc phải tuân theo. Ngược lại, nếu những quy định này thiếu hợp lý do quốc gia nhập khẩu muốn bảo hộ ngành sản xuất trong nước thì nước xuất khẩu cần nhanh chóng đàm phán với nước nhập khẩu để rỡ bỏ.
Hoạt động xuất khẩu là hoạt động bán hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác. Vì thế xuất khẩu không chỉ phụ thuộc vào nhóm nhân tố bên trong quốc gia xuất khẩu mà còn phụ thuộc vào những nhân tố thuộc về quốc gia nhập khẩu. Các nhân tố đó là:
Môi trường văn hóa - xã hội của nước nhập khẩu: Môi trường sống, các phong tục tập quán, thói quen…là các nhân tố quyết định đến sở thích, thị hiếu người tiêu dùng. Người tiêu dùng ở các quốc gia khác nhau lại có sở thích và thị hiếu tiêu dùng khác nhau. Doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng nông sản hiệu quả trên từng thị trường thì phải hiểu rõ những sở thích và thị hiếu tiêu dùng đó. Đối với mặt hàng nông sản, đây là mặt hàng phụ thuộc rất nhiều vào khẩu vị và thói quen tiêu dùng, đồng thời nhu cầu về nông sản có thể tăng giảm theo xu hướng tiêu dùng như: tăng sử dụng các loại nông sản có lợi cho sức khỏe, tăng sử dụng nông sản trái vụ, sử dụng nhiều nông sản vì mục đích ăn kiêng…Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trước khi xâm nhập vào thị trường nước ngoài cần phải có quá trình tìm hiểu thị hiếu và sở thích người tiêu dùng cùng với những xu hướng tiêu dùng nông sản trên thị trường đó nhằm đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của thị trường.
Thu nhập của nước nhập khẩu: Khi thu nhập tăng lên, người tiêu dùng của nước nhập khẩu nông sản sẽ tiêu dùng nhiều hơn do có nguồn tài chính dồi dào hơn. Khi đó, hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng của nước xuất khẩu sẽ có cơ hội tăng lên và ngược lại, khi kinh tế quốc gia nhập khẩu gặp khó khăn sẽ khiến sản lượng cũng như giá trị xuất khẩu của quốc gia xuất khẩu giảm.
Mức độ cạnh tranh: Một thị trường nhập khẩu tiềm năng luôn là đích đến của các quốc gia xuất khẩu. Các nước xuất khẩu nông sản luôn muốn thâm nhập vào các thị trường tiềm năng, vì vậy mà những thị trường này thường có môi trường cạnh tranh khốc liệt. Hiểu rõ những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân doanh nghiệp và của đối thủ cạnh tranh, sẽ giúp doanh nghiệp xuất khẩu nông sản có chiến lược cạnh tranh hiệu quả, đồng thời ứng phó kịp thời với những biến động của thị trường.
Ngoài ra còn có những yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản như: sự biến động của giá cả, sự biến động thị trường, các dịch vụ đi kèm sản phẩm…Điều quan trọng là chúng ta cần phải nghiên cứu và hiểu rõ tất cả các yếu tố ảnh hưởng đó để có thể hoạch định chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường nước ngoài một cách hiệu quả nhất./.
Phòng Thông tin, Thư viện và Xúc tiến Thương mại - VIOIT
4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam tới các thị trường thuộc khu vực châu Âu đạt 2,55 tỷ USD, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm 2023. Thị phần xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam sang châu Âu chiếm 13,4% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường EU sau 2 tháng giảm sâu đã phục hồi tăng trưởng trở lại trong tháng 4/2024. EU là thị trường nhập khẩu chính ghi nhận tăng trưởng tốt nhất trong tháng 4 năm nay, đạt 38 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ. Lũy kế 4 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu tôm sang EU đạt 119 triệu USD, gần tương đương cùng kỳ năm ngoái.
Giá trị xuất khẩu sang các thị trường đơn lẻ chính trong khối đều tăng trưởng 2 con số. Xuất khẩu sang Đức, Hà Lan và Bỉ tăng lần lượt 29%, 37% và 39%; xuất khẩu sang Đan Mạch tăng mạnh 88%. Với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) dự kiến là khoảng 7% trong những năm tới, EU là thị trường tiêu thụ tôm mang lại nhiều cơ hội. Do đó, các doanh nghiệp cần đổi mới và đa dạng sản phẩm để duy trì khả năng cạnh tranh tại thị trường này.
Với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) dự kiến là khoảng 7% trong những năm tới, EU là thị trường tiêu thụ tôm mang lại nhiều cơ hội. Do đó, các doanh nghiệp cần đổi mới và đa dạng sản phẩm để duy trì khả năng cạnh tranh tại thị trường này.
Về mặt hàng rau quả, thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, EU hiện là thị trường nhập khẩu hàng rau quả lớn nhất thế giới, nhưng nhập khẩu từ Việt Nam vẫn quá thấp.
Theo số liệu của cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), trị giá nhập khẩu hàng rau quả của EU trong năm 2023 đạt 136,3 tỷ USD, tăng 8,2% so với năm 2022. Trong đó, nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 0,22% tổng trị giá nhập khẩu. Tháng 1/2024, trị giá nhập khẩu hàng rau quả của EU đạt 11,9 tỷ USD, tăng 11,41% so với tháng 1/2023. Trong đó, trị giá nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 0,16% tổng trị giá nhập khẩu.
Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang EU đạt 72,1 triệu USD, đạt 24,3% kim ngạch 2023. Cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam gia tăng xuất khẩu rau quả vào thị trường EU vẫn còn rất lớn.
Theo số liệu thống kê của cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), trị giá nhập khẩu hàng rau quả của EU trong năm 2023 đạt 136,3 tỷ USD, tăng 8,2% so với năm 2022. Trong đó, nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 0,22% tổng trị giá nhập khẩu. Tháng 1/2024, trị giá nhập khẩu hàng rau quả của EU đạt 11,9 tỷ USD, tăng 11,41% so với tháng 1/2023. Trong đó, trị giá nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 0,16% tổng trị giá nhập khẩu.
Đối với mặt hàng cà-phê, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho biết, theo thống kê từ Liên đoàn Cà-phê châu Âu, EU có mức tiêu thụ cà-phê bình quân đầu người cao nhất thế giới. Quy mô thị trường cà-phê châu Âu dự tính đạt 47,88 tỷ USD vào năm 2024 và dự báo sẽ đạt 58,14 tỷ USD vào năm 2029, tăng trưởng bình quân 3,96% trong giai đoạn 2024-2029.
Quý I/2024, xuất khẩu cà-phê Việt Nam sang EU đạt 778,9 triệu USD, đạt 18,8% kim ngạch năm 2023, với khối lượng 241,9 nghìn tấn, đạt 13,4% lượng năm 2023. Trong quý I/2024, trị giá xuất khẩu cà-phê sang hầu hết các thị trường truyền thống tăng mạnh. Cụ thể, xuất khẩu cà-phê sang các thị trường Italia và Tây Ban Nha tăng lần lượt từ 9% và 4,94% trong quý I/2023 lên 10,18% và 7,81% trong quý I/2024.
Nâng chất lượng để tăng kim ngạch
Bà Phùng Thị Kim Thu, Chuyên gia thị trường tôm (VASEP) nhận định: Trên thị trường EU, tôm Việt Nam phải cạnh tranh mạnh với tôm Ecuador. Ecuador có lợi thế tôm giá rẻ, đáp ứng xu thế người tiêu dùng EU, lại có chi phí vận chuyển thấp hơn. Ecuador hiện vẫn là nguồn cung tôm lớn nhất cho thị trường EU. Thị trường EU đòi hỏi tôm nuôi đạt tiêu chuẩn an toàn ASC; bên cung ứng có giải pháp giảm phát thải (nuôi, chế biến); truy xuất nguồn gốc tận gốc (thành phần thức ăn tôm, tôm bố mẹ...); phúc lợi động vật (tôm bố mẹ không cắt mắt khi sinh sản nhân tạo, nuôi mật độ vừa phải).
Chính vì vậy, doanh nghiệp xuất khẩu tôm vào EU cần có chiến lược tiếp cận thị trường bài bản hơn, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động quảng bá tiếp thị hình ảnh sản phẩm của mình. Hiện, các thị trường như Đức, Hà Lan, Bỉ... đang có xu hướng chuyển đổi sang các dạng sản phẩm tôm tiện lợi hơn, sản phẩm tôm giá trị gia tăng. Còn các thị trường Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia, Pháp..., giá cả đóng vai trò quan trọng trong việc xác định động lực thị trường nên các sản phẩm tôm chân trắng có giá phải chăng sẽ được ưa chuộng nhiều hơn.
Doanh nghiệp xuất khẩu tôm vào EU cần có chiến lược tiếp cận thị trường bài bản hơn, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động quảng bá tiếp thị hình ảnh sản phẩm của mình. Hiện, các thị trường như Đức, Hà Lan, Bỉ... đang có xu hướng chuyển đổi sang các dạng sản phẩm tôm tiện lợi hơn, sản phẩm tôm giá trị gia tăng. Còn các thị trường Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia, Pháp..., giá cả đóng vai trò quan trọng trong việc xác định động lực thị trường nên các sản phẩm tôm chân trắng có giá phải chăng sẽ được ưa chuộng nhiều hơn.
Chuyên gia thị trường tôm (VASEP) Phùng Thị Kim Thu
Trong khi đó, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cũng nhận định, nhiều thách thức đang đặt ra đối với ngành hàng rau quả khi EU là thị trường đòi hỏi chất lượng khắt khe hàng đầu thế giới. Người tiêu dùng EU chú trọng đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, sản phẩm không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.
Trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần đầu tư thêm về công nghệ, kỹ thuật bảo quản nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng tốt hơn thì mới có cơ hội tăng thị phần tại thị trường EU. Mặt khác, khi xuất khẩu được vào thị trường này, các sản phẩm rau quả Việt Nam cũng sẽ có thêm lợi thế vì dễ dàng xuất khẩu được sang nhiều thị trường khác nhờ tiêu chí chất lượng, an toàn.
Trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần đầu tư thêm về công nghệ, kỹ thuật bảo quản nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng tốt hơn thì mới có cơ hội tăng thị phần tại thị trường EU. Mặt khác, khi xuất khẩu được vào thị trường này, các sản phẩm rau quả Việt Nam cũng sẽ có thêm lợi thế vì dễ dàng xuất khẩu được sang nhiều thị trường khác nhờ tiêu chí chất lượng, an toàn.
Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam Đặng Phúc Nguyên