Trên các diễn đàn du lịch, khá nhiều người là nạn nhân đã chia sẻ các câu chuyện dở khóc dở cười về các kỳ nghỉ “bánh vẽ”.
Trên các diễn đàn du lịch, khá nhiều người là nạn nhân đã chia sẻ các câu chuyện dở khóc dở cười về các kỳ nghỉ “bánh vẽ”.
Nhiều người sang nước ngoài du lịch hay thăm người thân nhưng chỉ có thể nói chuyện với người nhà. Khi họ muốn ra ngoài chơi luôn phải đi cùng người biết tiếng, nếu không chỉ quanh quẩn trong nhà vì không thể giao tiếp bằng tiếng Anh.
Chị Vân Anh (46 tuổi, Hà Nội) cho biết: “Năm ngoái, tôi sang thăm em gái một tháng ở Mỹ. Vì công việc, em tôi chỉ có thể đưa tôi đi thăm thú hai ngày cuối tuần. Những ngày còn lại, tôi không dám đi đâu vì sợ lạc. Các cháu sống từ nhỏ ở đây nên cũng chỉ nói tốt tiếng Anh còn tiếng Việt thì bập bẹ. Đi du lịch tới tận đất nước cờ hoa nhưng nhiều ngày tôi chỉ quanh quẩn ở nhà, không chuyện trò giao tiếp với ai.”
Tiếng Anh gần như là ngôn ngữ phổ biến duy nhất dùng để giao tiếp giữa khách du lịch và người bản xứ. Khách du lịch cũng rất dễ rơi vào tình huống lạc đường hay chịu thiệt khi mua sắm khi không giỏi tiếng Anh.
Gợi ý: xem thêm bí quyết để du học Philppines thành công
Lạc đường khi ra nước ngoài là sự cố thường gặp bởi việc nhớ và tìm đường ở một đất nước hoàn toàn xa lạ rất khó. Nếu như chúng ta không thành thạo ngoại ngữ, hỏi đường lại càng trở nên khó khăn hơn. Chị Minh Trang (45 tuổi, nhân viên văn phòng) nhớ lại chuyện bị lạc đường khi sang Australia dự lễ tốt nghiệp của con. "Lúc đó tôi thật sự rất sợ vì khu vực đó khá vắng trong khi không thể nhờ ai chỉ đường vì không biết tiếng Anh. Sau đó rất lâu, may mắn gặp một người phụ nữ Việt Nam và chị ấy phải dẫn tôi về tận nhà.", chị Trang chia sẻ.
Khó khăn khi đi du lịch mà không có tiếng Anh
Bạn Ngân (Kế toán tại TP. HCM) chia sẻ kinh nghiệm khi đi du lịch Thái Lan. “Tôi biết tiếng Anh nhưng nói không lưu loát. Khi đi shopping ở một khu chợ bên Thái, tôi muốn mua một cái áo sơ mi mà người bán nói giá khá cao. Tôi muốn mặc cả, trả giá vừa phải nhưng không biết nói như thế nào nên đành từ bỏ.”
Học những câu giao tiếp đơn giản hay sử dụng điện thoại thông minh là cách hữu hiệu nhất để vượt qua rắc rối khi không biết tiếng Anh. Theo kinh nghiệm của những người hay đi du lịch nước ngoài, trang bị về ngôn ngữ là giải pháp tối ưu nhất để tự tin ứng xử trong mọi tình huống. Nói được những từ đơn giản như “Xin chào”, “Tạm biệt”, “Cám ơn”, “Xin lỗi”, “Vui lòng”, “Xin nói chậm thôi” và “Bao nhiêu tiền” sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được nhiều thời gian trong khi trao đổi với người bản địa.
Hơn 60% khách du lịch đã sử dụng điện thoại để tìm kiếm các nhà hàng, khách sạn địa phương và 30% sử dụng như công cụ dịch. Một trong những công cụ dịch tự động được nhiều người dùng nhất hiện nay là Google Translate.
Bạn có thể tìm đường với 1 chiếc Smartphone cài ứng dụng này - ảnh minh họa
Ở Philippines, các trường thường có hình thức học như thế với tên gọi tiếng Anh thương mại hay tiếng Anh giao tiếp. Khi tham gia khoá học này, học viên sẽ học từ những điều nhỏ nhất để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng cũng như các phương pháp thuyết trình, lập kế hoạch, giao tiếp trong kinh doanh… Tất cả đều là những môn học gắn liền với thực tiễn và giúp bạn ứng dụng ngay vào cuộc sống và công việc.
Để biết thêm thông tin chi tiết về các khoá tiếng Anh cho người đi làm tại Philippines, xin vui lòng liên hệ công ty tư vấn du học Phil English Việt Nam.
Hotline (Việt Nam): + 84 866 844 244
Di động, Zalo & Viber (Philippines): +63 9293 648 119
Chuyển tới thành phố Đức Châu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, sinh sống cùng gia đình nhà chồng từ năm 2019, khi nhìn lại quãng thời gian suốt mấy năm qua, chị Phạm Thị Hậu vui vẻ nói đùa rằng có lẽ "cú sốc văn hóa" lớn nhất là những trải nghiệm khó quên ở nhiều nhà vệ sinh công cộng tại "quốc gia tỷ dân".
Năm 2017, cô gái quê Bình Dương mở một trung tâm dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Chẳng ai ngờ đó lại là cơ duyên để chị và anh Ngô Phàm (người Trung Quốc) gặp nhau.
Tình cảm hai bên nảy nở và chỉ 2 năm sau họ quyết định về chung một nhà. Sau khi kết hôn, chị Hậu chuyển về quê chồng sinh sống.
"Ban đầu, điều mình khó thích nghi nhất là ẩm thực quê chồng quá nhiều dầu mỡ và thời tiết vào mùa đông rất lạnh, thậm chí có thể hạ xuống -20 độ C. Nhưng sau 4 năm làm quen và trải nghiệm, dần mọi thứ đã ổn định đi vào quỹ đạo", chị Hậu cho biết.
Du khách Việt trải nghiệm nhà vệ sinh như khách sạn 5 sao Trung Quốc (Nguồn video: Phạm Thị Hậu).
Do đặc thù công việc làm ngành thương mại nên chị Hậu được đi rất nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc, qua đó có cơ hội trải nghiệm vô số loại hình nhà vệ sinh từ Bắc vào Nam. Và những lần như thế khiến vị khách Việt có vô số chuyện "dở khóc dở cười".
"Với tôi, cú sốc lớn nhất là văn hóa nhà vệ sinh ở Trung Quốc. Có lần tôi dùng xong nhà vệ sinh ở một trạm dừng đỗ xe công cộng mới phát hiện bên trong không hề có giấy, lại chẳng lắp đặt hệ thống vòi xịt như nhà vệ sinh ở Việt Nam. Tôi đành cầu cứu chồng nhờ người cầm giấy vệ sinh vào giúp.
Lần khác, tôi tới thăm một nhà máy sản xuất. Đi vào khu vệ sinh ở đây, tôi thấy cảnh bên dưới là một máng nước, phía trên là các ô có vách ngăn nhưng không có cửa để đi vệ sinh. Cạnh đó là một vòi nước chảy từ đầu máng tới cuối máng. Vừa thấy cảnh này, tôi nôn thốc tháo và chạy ra ngay", chị Hậu nhớ lại trải nghiệm khó quên.
Từng sử dụng nhiều các nhà vệ sinh công cộng ở trạm dừng đỗ xe, cô gái Việt nhận thấy đặc điểm chung của những khu WC này thường có mùi khó chịu do số lượng người sử dụng quá nhiều còn nhân viên dọn rửa không xuể. Người Trung Quốc vẫn có thói quen dùng bệ xí xổm vì cho rằng cách này tốt cho hệ tiêu hóa và sạch hơn kiểu dùng chung nắp bồn cầu.
Chị Hậu cho biết, hầu hết các khu WC công cộng đều không cung cấp giấy. Người sử dụng muốn dùng phải tự mang giấy của mình. Một số nơi có lắp khu để giấy vệ sinh nhưng người dùng phải quét mã mua với giá 0,5 đến 2 tệ/lần.
Cũng có những dịp tới vùng nông thôn để du lịch, trải nghiệm, chị Hậu nhận thấy có nơi người dân vẫn giữ thói quen dùng kiểu nhà vệ sinh giống như nông thôn Việt Nam cách đây vài chục năm.
"Tôi có dịp đặt chân tới 4 thành phố trực thuộc trung ương của Trung Quốc gồm Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến. Tôi nhận thấy ở đây có hệ thống nhà vệ sinh công cộng đẹp như khách sạn 5 sao.
Khi bước chân vào bên trong, thậm chí không tưởng tượng được đây là khu WC bởi thiết kế ấn tượng, hiện đại. Được biết, Trung Quốc đang đầu tư mạnh tay để cải thiện vấn đề vệ sinh công cộng giúp người dân và du khách có nhiều trải nghiệm tốt hơn", vị khách Việt nói.
Do có kinh nghiệm sống nhiều năm ở Trung Quốc, chị Hậu cho rằng khách Việt khi sang đây du lịch nên mang theo khăn giấy và nước rửa tay khô vì đây là hai món đồ rất hữu dụng khi đi WC. Ngoài ra, ăn ở nhà hàng không cần đưa tiền tip bởi đây không phải là nét văn hóa của quốc gia này.
"Nên đi giày thể thao khi sang Trung Quốc vì bạn sẽ phải đi bộ rất nhiều. Nếu có dịp tới tỉnh Sơn Đông, hãy dành thời gian tới Thanh Đảo, thành phố biển được mệnh danh là Thụy Sĩ của Trung Quốc hay núi Thái Sơn, một trong những ngọn núi linh thiêng nhất tại đây", chị Hậu chia sẻ.