Bạn có từng thắc mắc: Lịch âm tính như thế nào? Khi nào sẽ là năm nhuận âm lịch? Hay Tháng nhuận âm lịch có cố định không? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một vài thông tin về vấn đề này.
Bạn có từng thắc mắc: Lịch âm tính như thế nào? Khi nào sẽ là năm nhuận âm lịch? Hay Tháng nhuận âm lịch có cố định không? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một vài thông tin về vấn đề này.
Tính theo lịch âm, một tháng có 29,53 ngày nên một năm Âm lịch sẽ làm tròn là 354 ngày, ít hơn dương lịch 11 ngày. Vậy 3 năm sẽ ít hơn 33 ngày, thời gian này sẽ tích lũy thành một tháng.
Vì vậy, sau 3 năm tính theo âm lịch ta sẽ có một tháng dư, tháng dư được thêm vào năm nhuận được gọi là tháng nhuận, để năm âm lịch và dương lịch không sai nhau nhiều.
Không giống như cách tính năm nhuận theo Dương lịch, năm nhuận tính theo Âm lịch có cách tính tương đối phức tạp và nhất là phần tính tháng nhuận. Đối với cách tính của lịch âm, theo tính toán của người xưa, cứ trong vòng 19 năm lại có một lần cách 2 năm thêm một tháng nhuận. Với cách tính này sẽ có dư ra 7 tháng nhuận, được đặt vào các năm thứ 3, 6, 9 hoặc 11, 14, 17, 19 của chu kỳ 19 năm.
Vì vậy, muốn tính năm nhuận ta chỉ cần lấy năm Dương lịch chia cho 19, nếu chia hết hoặc cho ra các số dư 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì năm đó nhuận theo Âm lịch.
Theo cách tính trên ta lấy, 2023 chia 19 sẽ ra số dư là 9, vậy tháng nhuận của năm 2023 rơi vào tháng 2. Như vậy năm 2023 sẽ có 2 tháng 2.
Ngày 29/2 là ngày đặc biệt, bởi 4 năm mới có một lần. Điều đó đồng nghĩa với việc những người sinh ra vào ngày này sẽ phải chờ đợi để tổ chức sinh nhật 4 năm/lần.
Trước đây, có thời kỳ, châu Âu tính dương lịch 355 ngày. Như vậy cứ 2 năm lại nhuận 1 tháng có 22 ngày. Nhưng với cách tính phức tạp này, vua Caesar đã yêu cầu nhà thiên văn làm đơn giản cách tính. Theo đó, nhà thiên văn Sosigenes chia 1 năm tháng 365 ngày, ngày nhuận bù thêm vào tháng 2 thành ngày 29.
Cũng có thông tin cho rằng, dưới thời trị vì của vua Julius Caesar, tháng 2 ban đầu có 30 ngày nhưng tháng 8 chỉ có 29 ngày. Tháng 7 đặt theo tên ông có 31 ngày. Nhưng khi người kế vị Carsar Augustus lên ngôi đã lấy 2 ngày của tháng 2 cho vào tháng 8 (August) là tháng sinh nhật của ông.
Ngày 29/2 còn là ngày nữ giới cầu hôn. Truyền thống này có từ thế kỷ thứ 5 tại Ireland. Nữ thánh Kildare than phiền với thánh Patrick về việc chờ đợi lâu mới được đàn ông cầu hôn. Thánh Patrick đã đồng ý cho phụ nữ được cầu hôn đàn ông trong ngày 29/2 của năm nhuận.
Đến năm 1288, ở Scotland đã ban bố luật nữ giới cầu hôn nam giới. Theo thời gian, phong tục này lan sang các nước châu Mỹ và châu Âu.
Tại Đan Mạch, người đàn ông từ chối lời cầu hôn trong ngày 29/2 phải tặng cho cô gái 12 đôi găng tay. Còn với đàn ông Phần Lan phải tặng cô gái đó mảnh vải để về may váy.
Trong khi ngày 29/2 được coi là ngày chị em tỏ tình thì người Hy Lạp cho rằng đây đây là ngày xui xẻo khiến cho các cặp đôi cưới vào ngày này sẽ không ở bên nhau trọn đời.
Vui mừng hơn cả là những người sinh nhật đúng 29/2. Tại Texas (Mỹ) và Mexico (Mỹ) có 2 thành phố cùng tên là Anthony. Cứ 4 năm một lần họ lại tổ chức lễ hoành tráng để kỷ niệm ngày sinh nhật của những người sinh ngày 29/2.
Trên thế giới còn có câu lạc bộ của những người sinh vào năm nhuận. Điều kiện để tham gia là bạn có ngày sinh đúng ngày 29/2, hiện nay đã có hàng ngàn thành viên từ khắp nơi trên thế giới.