Mã Ngành Nuôi Trồng Thuỷ Sản

Mã Ngành Nuôi Trồng Thuỷ Sản

Ngành này gồm các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản từ các môi trường nước mặn, lợ, ngọt.

Ngành này gồm các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản từ các môi trường nước mặn, lợ, ngọt.

Nắm lấy cơ hội phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản tại triển lãm Aquaculture Vietnam 2024

Aquaculture Vietnam 2024 – Triển lãm Quốc tế Chuyên ngành Thuỷ sản tại Việt Nam – là một điểm đến toàn diện cho ngành thuỷ sản, quy tụ hơn 100 đơn vị triển lãm và 4000 khách tham quan đến từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Đây là một cơ hội tuyệt vời để các doanh nghiệp được kết nối trực tiếp với một lượng lớn các đối tác và khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật các giải pháp và công nghệ tiên tiến, bền vững trong ngành nuôi trồng thuỷ sản thông qua những hội thảo kỹ thuật được tổ chức tại triển lãm.

Aquaculture Vietnam 2024 sẽ diễn ra đồng thời cùng triển lãm Vietstock 2024 – Triển lãm quốc tế chuyên ngành chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, thuỷ sản & chế biến thịt tại Việt Nam – vào ngày 09 đến 11 tháng 10 tại SECC, quận 7, Tp. HCM. Đặt gian hàng ngay hôm nay!

Đặt Gian Hàng: Ms. Sophie Nguyen – [email protected]

Hỗ Trợ Tham Quan: Ms. Phuong – [email protected]

Hỗ Trợ Truyền Thông & Marketing: Ms. Anita Pham – [email protected]

Kinh doanh chế biến rong biển có thuộc nhóm mã ngành 1020 về chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản không?

Theo Phụ lục của Quyết định 27/2018/QD-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì mã ngành 1020 thuộc 102 - 1020: Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản. Cụ thể nhóm này gồm:

- Chế biến và bảo quản cá, tôm, của và loài thân mềm; làm lạnh, sấy khô, hun khói, ướp muối, ngâm trong nước muối, đóng gói...

- Sản xuất các sản phẩm cá, tôm cua và các loài động vật thân mềm; cá nấu chín, cá khúc, cá rán, trứng cá muối, phụ phẩm trứng cá muối...

- Sản xuất các thức ăn cho người hoặc súc vật từ cá.

- Sản xuất các thức ăn từ cá và các động vật sống dưới nước khác không dùng cho người.

- Hoạt động của các tàu tham gia việc chế biến, bảo quản cá.

Trong đó, còn có các nhóm nhỏ như:

(i) 10201: Chế biến và bảo quản thủy sản đông lạnh:. Nhóm này gồm:

- Chế biến thực phẩm chủ yếu là thủy sản đông lạnh.

- Bảo quản thủy sản chủ yếu bằng phương pháp đông lạnh.

(ii) 10202: Chế biến và bảo quản thủy sản khô. Nhóm này gồm:

- Chế biến thực phẩm chủ yếu là thủy sản khô.

- Bảo quản thủy sản chủ yếu bằng phương pháp sấy, hun khói, ướp muối và đóng hộp.

(iii) 10203: Chế biến và bảo quản nước mắm. Nhóm này gồm: Chế biến và bảo quản mắm từ cá và các động vật sống dưới nước khác.

(iv) 10209: Chế biến và bảo quản các sản phẩm khác từ thủy sản. Nhóm này gồm: Các hoạt động chế biến và bảo quản các sản phẩm khác từ thủy sản chưa được phân vào đâu.

Như vậy, đối với hoạt động kinh doanh chế biến rong biển sẽ thuộc nhóm về chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản. Theo đó, đăng ký mã ngành 1020.

Mã ngành 1020: Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)

Nhóm 1010, nhóm 10401, nhóm 10752 và nhóm 10790 là gì?

(i) 1010: Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt. Cụ thể trong đó bao gồm các hoạt động chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt.

(ii) 10401: Sản xuất dầu, mỡ động vật. Nhóm này gồm:

- Sản xuất mỡ động vật, trừ nấu và lọc mỡ lợn và các loại động vật ăn được khác (gia cầm).

- Sản xuất dầu và dầu động vật không ăn được.

(iii) 10752: Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn từ thủy sản. Nhóm này gồm các hoạt động sản xuất các món ăn sẵn từ thủy sản (bao gồm thủy sản đóng hộp và thức ăn chuẩn bị sẵn trong các đồ đựng chân không),

(iv) 10790: Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu. Nhóm này gồm:

- Sản xuất thực phẩm đặc biệt như: Đồ ăn dinh dưỡng, sữa và các thực phẩm dinh dưỡng, thức ăn cho trẻ nhỏ, thực phẩm có chứa thành phần hoóc môn.

- Sản xuất gia vị, nước chấm, nước sốt như sốt madonnê, bột mù tạt và mù tạt.

- Sản xuất mật ong nhân tạo và kẹo.

- Sản xuất thực phẩm chế biến sẵn dễ hỏng như: Bánh sandwich, bánh pizza tươi.

- Sản xuất các loại trà dược thảo (bạc hà, cỏ roi ngựa, cúc la mã).

- Sản xuất nước cốt và nước ép từ thịt, cá, tôm, cua, động vật thân mềm.

- Sản xuất các sản phẩm trứng, albumin trứng.

- Sản xuất muối thanh từ muối mua, bao gồm muối trộn i ốt.

- Sản xuất các sản phẩm cô đặc nhân tạo.

- Sơ chế, làm sạch, sấy khô tổ yến.

- Sản xuất thực phẩm chức năng.

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam và những con số biết nói

Ngành nuôi trồng thủy sản được công nhận là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đóng góp 4 – 5% vào GDP quốc gia. Nhìn lại những năm qua, nuôi trồng thủy sản Việt Nam đã mang về nhiều thành tựu ấn tượng, khẳng định vị thế vững chắc trên thị trường quốc tế.

Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản liên tục tăng cao, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12,77%/ năm. Với đà tăng trưởng đều đặn này, Việt Nam đã được thế giới biết đến về năng lực sản xuất, trở thành quốc gia đứng thứ tư thế giới về sản lượng nuôi trồng thuỷ sản – theo ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản thông tin.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng trưởng vượt bậc 31% trong giai đoạn 2018 – 2023, từ 4,1 triệu tấn lên 5,4 triệu tấn. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản cũng đạt mức ấn tượng với 1,3 triệu ha nuôi nội địa và 9,5 triệu lồng nuôi biển vào năm 2023.

Nổi bật trên bản đồ xuất khẩu thủy sản toàn cầu, Việt Nam đang giữ vững vị trí thứ ba, chỉ sau hai “ông lớn” Trung Quốc và Na Uy, với kim ngạch xuất khẩu đạt 9,2 tỷ USD trong năm 2023 –  theo thứ trưởng Phùng Đức Tiến (Bộ NN và PTNT).

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng ấn tượng trong ba tháng đầu năm 2024, với kim ngạch xuất khẩu đạt 1.9 tỷ USD, tăng trưởng 2% so với cùng kỳ năm 2023.

Là nhà cung cấp tôm lớn thứ hai thế giới, Việt Nam chiếm 13 – 14% thị phần xuất khẩu tôm toàn cầu, và tôm Việt đã có mặt tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hơn nữa, Việt Nam tự hào là nhà xuất khẩu cá tra lớn nhất thế giới.

Hướng đi nào bền vững cho ngành nuôi trồng thuỷ sản?

Trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản tự nhiên ngày càng cạn kiệt, ngành thủy sản Việt Nam đã xác định phát triển bền vững sẽ là mục tiêu hàng đầu. Để hiện thực hóa mục tiêu này, ngành thuỷ sản hiện đang chú trọng vào 3 hướng phát triển chính, đó là giảm khai thác, tăng nuôi trồng, và bảo tồn biển.

Để giảm cường độ khai thác, đánh bắt thì cần tăng nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản trên biển. Với hơn 1 triệu km2 diện tích vùng biển, tiềm năng phát triển nuôi biển của Việt Nam vô cùng to lớn. Tuy nhiên, diện tích nuôi biển hiện nay mới chỉ chiếm khoảng 20% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản cả nước.

Để khai thác tối đa tiềm năng này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1664/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đề án đặt ra mục tiêu đến năm 2030, diện tích nuôi biển đạt 300.000 ha với 12 triệu m3 lồng nuôi. Hơn nữa, sản lượng mục tiêu là 1,45 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt từ 1,8 – 2 tỷ USD.

Nhóm loại trừ của mã ngành 1020

Mã ngành 1020 loại trừ những trường hợp sau đây:

- Chế biến cá voi trên đất liền hoặc trên tàu chuyên dùng được phân vào nhóm 1010 (Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt).

- Sản xuất dầu mỡ từ nguyên liệu thủy sản được phân vào nhóm 10401 (Sản xuất dầu, mỡ động vật).

- Sản xuất các món ăn chế biến sẵn từ thủy sản được phân vào nhóm 10752 (Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn từ thủy sản).

- Sản xuất súp cá được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu).