Kim Ngạch Xuất Khẩu Hàng Nông Sản Việt Nam

Kim Ngạch Xuất Khẩu Hàng Nông Sản Việt Nam

VTV.vn - Ai Cập tiếp tục mua lúa mì của Nga trong tháng 12/2023, hãng tin New African Initiative đưa tin, trích dẫn dữ liệu từ Tổng cục Cung ứng Hàng hóa Ai Cập (GASC).

VTV.vn - Ai Cập tiếp tục mua lúa mì của Nga trong tháng 12/2023, hãng tin New African Initiative đưa tin, trích dẫn dữ liệu từ Tổng cục Cung ứng Hàng hóa Ai Cập (GASC).

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2023 đạt trên 53 tỉ USD

Chiều nay 3/1, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2023, triển khai kế hoạch năm 2024 ngành nông nghiệp và PTNT. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng tham dự tại điểm cầu Quảng Trị.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Trị - Ảnh: T.T

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, năm 2023, tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp 3,83%, cao nhất trong nhiều năm gần đây, đóng góp lớn vào mức tăng trưởng 5,05% của nền kinh tế. Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng và là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì mức cao, trên 53 tỉ USD; thặng dư thương mại cao nhất từ trước tới nay 12,07 tỉ USD, tăng 43,7%. Trong đó một số mặt hàng tăng cao kỷ lục như: rau quả 5,69 tỉ USD, tăng 69,2%; gạo 4,78 tỉ USD, tăng 38,4%, gạo ST25 lần thứ 2 đoạt giải quán quân ngon nhất thế giới; điều 3,63 tỉ USD, tăng 17,6%. Việt Nam đã sản xuất và xuất khẩu vắc xin thương mại phòng bệnh dịch tả lợn Châu Phi...

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tập trung xây dựng, trình ban hành và tổ chức triển khai có hiệu quả nhiều đề án, chương trình, cơ chế, chính sách quan trọng cho phát triển ngành. Trọng tâm là Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn; Đề án Phát triển bền vững một triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao; chính sách đầu tư hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi; khuyến khích phát triển kinh tế trang trại...

Đến hết năm 2023, cả nước có khoảng 6.370/8.167 (78%) xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), trong đó 1.612 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 256 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Năm 2024, ngành nông nghiệp và PTNT đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 3% - 3,5%, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 54 - 55 tỉ USD. Phấn đấu tỉ lệ xã đạt chuẩn NTM đạt 80% tổng số xã. Để đạt được những mục tiêu trên, toàn ngành chủ trương tiếp tục thực hiện hiệu quả, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra.

Trong năm 2024, Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng sẽ đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân và nâng cao hiệu quả đầu tư công. Thu hút các nguồn lực đầu tư hiện đại hóa hạ tầng nông nghiệp, trong đó có hạ tầng thủy sản góp phần sớm gỡ “Thẻ vàng” đối với khai thác thủy sản. Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; đồng thời, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho nông dân, đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao đóng góp của ngành nông nghiệp trong thành tích phát triển KT - XH chung của cả nước trong năm 2023. Thủ tướng nhấn mạnh, ngành nông nghiệp đã xoay chuyển tình thế từ chỗ “bị động, bất ngờ, lúng túng” sang “chủ động, kịp thời, sáng tạo” nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc, vượt qua những thách thức để đạt được kết quả cao.

Năm 2024, Thủ tướng đề nghị ngành nông nghiệp tập trung thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, kế hoạch tái cơ cấu ngành gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng NTM. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại theo hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, hiện đại, kinh tế tuần hoàn, nhất là nông nghiệp bền vững, minh bạch và có trách nhiệm.

Thực hiện chuyển mạnh từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, từ phát triển đơn ngành sang hợp tác, phát triển đa ngành, thúc đẩy tích hợp đa giá trị trong sản phẩm nông lâm thủy sản, chuyển từ chuỗi cung ứng nông sản sang phát triển các chuỗi ngành hàng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết, kim ngạch xuất khẩu tháng 10/2021 ước đạt trên 3,4 tỷ USD, giảm 15,6% so với tháng 10/2020 nhưng tăng 4,2% so với tháng 9/2021. Tính chung 10 tháng, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt gần 38,8 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt gần 17,4 tỷ USD, tăng 12,7%; lâm sản chính đạt khoảng 12,8 tỷ USD, tăng 22,3%; thủy sản đạt gần 6,9 tỷ USD, giảm 0,8%; chăn nuôi ước đạt 359 triệu USD, tăng 6,1%; nhóm đầu vào sản xuất khoảng 1,4 tỷ USD, tăng 22,3%.

Tính chung 10 tháng, nhiều sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng, gồm: Cà phê, cao su, gạo, nhóm hàng rau quả, hồ tiêu, hạt điều, sắn và sản phẩm từ sắn, sản phẩm chăn nuôi, tôm; sản phẩm gỗ,… Trong đó, cao su, hạt điều, sắn và sản phẩm từ sắn tăng cả khối lượng và giá trị xuất khẩu.

Về thị trường xuất khẩu, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 10 tháng năm 2021 của Việt Nam tới các thị trường thuộc khu vực châu Á (chiếm 42,8% thị phần), châu Mỹ (30%), châu Âu (11,4%), châu Phi (1,9%), châu Đại Dương (1,5%). Thị trường xuất khẩu lớn nhất là Hoa Kỳ, đạt trên 10,8 tỷ USD; đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc, đạt gần 7,5 tỷ USD; đứng thứ 3 là thị trường Nhật Bản với giá trị xuất khẩu đạt trên 2,6 tỷ USD (chiếm 6,8%); đứng thứ 4 là thị trường Hàn Quốc với giá trị xuất khẩu đạt khoảng 1,7 tỷ USD (chiếm 4,3%).

Để đẩy mạnh thị trường xuất khẩu nông sản, trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT cho biết, sẽ tiếp tục theo dõi, nắm bắt và tổng hợp thông tin, số liệu về giá cả, tình hình sản xuất và nguồn cung các mặt hàng nông sản tại các địa phương trong nước trong điều kiện mới và kế hoạch kết nối sản xuất, tiêu thụ đợt Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán. Tiếp tục thúc đẩy mở cửa thị trường nông sản với các nước; kịp thời cung cấp các thông tin, các quy định thị trường, kiểm soát xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc, các thông tin quy định về hạn ngạch đối với các mặt hàng nông sản thực thi Hiệp định EVFTA và UKVFTA tới các địa phương, doanh nghiệp. Thúc đẩy thực hiện “Quảng bá thương hiệu nông sản Việt Nam tại thị trường Liên minh châu Âu (EU) trong bối cảnh Hiệp định EVFTA có hiệu lực”,…/.

Trong những năm gần đây, tình hình thương mại giữa Việt Nam và Đức đã có nhiều bước phát triển tích cực. Năm 2020, tổng kim ngạch thương mại song phương đạt 9,99 tỷ USD, đánh dấu khởi đầu cho một giai đoạn tăng trưởng tích cực. Năm 2021, mặc dù đại dịch Covid-19 vẫn còn ảnh hưởng lớn đến kinh tế toàn cầu, kim ngạch thương mại đã tăng lên 11,24 tỷ USD, cho thấy sức mạnh phục hồi của cả hai nền kinh tế và nỗ lực trong việc duy trì các mối quan hệ thương mại. Sang năm 2022, kim ngạch thương mại tiếp tục tăng lên 12,58 tỷ USD. Tuy nhiên, năm 2023 ghi nhận sự giảm sút với tổng kim ngạch đạt 11,09 tỷ USD, giảm 11,86% so với năm trước. Nguyên nhân của sự sụt giảm này có thể liên quan đến những thách thức kinh tế toàn cầu, như lạm phát gia tăng, chuỗi cung ứng bị gián đoạn và nhu cầu tiêu thụ giảm. Tổng kim ngạch thương mại trung bình giai đoạn 2020-2023 đạt 11,23 tỷ USD, cho thấy mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Đức vẫn giữ được sự ổn định tương đối trong bối cảnh biến động. Sự phát triển này không chỉ dựa trên các sản phẩm truyền thống mà còn mở ra cơ hội cho các lĩnh vực mới, như công nghệ xanh và chuyển đổi số, trong bối cảnh Việt Nam đang hướng tới một nền kinh tế bền vững và đổi mới sáng tạo. Nhìn chung, thương mại giữa Việt Nam và Đức trong giai đoạn này tăng trưởng tương đối ổn định, cho thấy những tiềm năng để phát triển thương mại song phương trong thời gian tới.

Tổng kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam – Đức giai đoạn 2020-2023 Đơn vị tính: Tỷ USD Nguồn: Tổng cục Hải quan

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), trong 7 tháng đầu năm 2024, Việt Nam nổi bật là nguồn cung ứng hàng hóa lớn thứ 22 của Đức, với tỷ trọng 1,11% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa. Mặc dù vị trí này còn khiêm tốn so với các đối thủ lớn, nhưng lại cho thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ của Việt Nam đối với thị trường Đức. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Đức bao gồm dệt may, giày dép, điện tử và nông sản, đây là những lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh rõ rệt. Đối với Đức, việc nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam không chỉ giúp đa dạng hóa nguồn cung mà còn tăng cường mối quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia. Mặc dù Việt Nam vẫn còn cách xa các thị trường dẫn đầu, nhưng vị trí của Việt Nam trong cơ cấu nhập khẩu hàng hóa của Đức cho thấy một bước tiến tích cực và tiềm năng hợp tác trong tương lai. Nếu tiếp tục duy trì đà phát triển này, Việt Nam hoàn toàn có khả năng gia tăng vị thế của mình trong danh sách các nguồn cung ứng hàng hóa lớn cho Đức, góp phần vào sự phát triển bền vững của cả hai nền kinh tế.

Các thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Đức trong 7 tháng đầu năm 2024 (Việt Nam xếp thứ 22) Đơn vị tính: %   Nguồn: ITC

Trong 7 tháng đầu năm 2024, danh sách các nguồn cung ứng hàng hóa lớn nhất của Đức đã cho thấy rõ sự đa dạng và phong phú trong cơ cấu thị trường nhập khẩu. Đứng đầu là Trung Quốc, tiếp theo là Hà Lan và Hoa Kỳ, những thị trường này chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Đức. Trong khi đó, theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam và Đức năm 2023 đạt 11,09 tỷ USD, giảm 11,9% so với năm 2022. Trong đó, xuất khẩu đạt 7,4 tỷ USD, giảm 17,52% so với năm 2022; nhập khẩu đạt 3,7 tỷ USD, tăng 2,2% so với năm 2022.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Đức trong giai đoạn 2013 – 2023 Đơn vị tính: Tỷ USD, % Nguồn: Tổng cục Hải quan

Trong năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Đức đạt 7,4 tỷ USD, giảm 17,52% so với năm trước. Mặc dù Đức là một trong những thị trường quan trọng của Việt Nam tại châu Âu, sự sụt giảm này đã phản ánh những thách thức không nhỏ mà các doanh nghiệp xuất khẩu phải đối mặt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự giảm sút này có thể liên quan đến tình hình lạm phát cao ở châu Âu, làm giảm sức mua của người tiêu dùng và tạo áp lực lên các doanh nghiệp nhập khẩu. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh gia tăng từ các quốc gia khác, đặc biệt là những nước đã ký kết các hiệp định thương mại tự do với EU, cũng khiến cho Việt Nam phải nỗ lực nhiều hơn để giữ vững thị phần. Kim ngạch xuất khẩu sang Đức trong năm 2023 chỉ chiếm 2,09% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, cho thấy thị trường này vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam cần xây dựng và triển khai các chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường Đức. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, giày dép và nông sản cần phải được cải tiến không chỉ về chất lượng mà còn về mẫu mã và bao bì để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng Đức.

Tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Đức hàng tháng năm 2024 Đơn vị tính: Triệu USD, % Nguồn: Tổng cục Hải quan

Riêng trong tháng 9/2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta sang Đức đạt 564,33 triệu USD, giảm 16,32% so với tháng trước đó và giảm 4,69% so với cùng tháng năm trước. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu sang Đức đạt 5,83 tỷ USD, tăng 4,61% so với cùng kỳ năm trước.

Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng của Việt Nam sang Đức 9 tháng đầu năm 2024 Nguồn: Tổng cục Hải quan

Trong 9 tháng qua, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của nước ta sang thị trường Đức với trị giá xuất khẩu trong tháng 9/2024 đạt 100,99 triệu USD, giảm 7,98% so với năm trước và giảm 29,24% so với cùng tháng năm trước. Lũy kế 9 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu sang Đức tổng 941,54 triệu USD mặt hàng này, tăng 2,71% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 16,16% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Đức. Bên cạnh đó, hạt tiêu, cao su là nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trung bình, lần lượt là 69,36 triệu USD và 49,6 triệu USD trong 9 tháng đầu năm nhưng lại là mặt hàng ghi nhận mức tăng trưởng đột biến, lên tới 143,28% và 101,45% so với cùng kỳ năm trước.

Ở chiều ngược lại, trong năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Đức đạt 3,69 tỷ USD, tăng 2,2% so với năm trước. Trong đó, các nhóm hàng nhập khẩu chủ lực gồm: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (1,23 tỷ USD);  hóa chất (471,41 triệu USD); dược phẩm (319,27 triệu USD); sản phẩm hóa chất (237,46 triệu USD); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (173,23 triệu USD)… Trong tháng 9/2024, Việt Nam đã nhập khẩu từ Đức tổng 314,84 triệu  USD, giảm 11,52% so với tháng trước đó và giảm 3,26% so với cùng tháng năm trước. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam nhập khẩu từ Đức tổng 2,79 tỷ USD, tăng 0,91% so với cùng kỳ 2023. Trong đó, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng  là mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu của nước ta từ Đức trong 9 tháng đầu năm với trị giá nhập khẩu trong tháng 9/2024 đạt 101,88 triệu USD, giảm 18,68% so với tháng trước và tăng 1,95% so với cùng tháng năm trước; trị giá nhập khẩu mặt hàng này trong 9 tháng đầu năm 2024 đạt 968,3 triệu USD, giảm 0,01% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 34,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của nước ta từ Đức.

Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng của Việt Nam từ Đức trong 9 tháng đầu năm 2024 Nguồn: Tổng cục Hải quan

Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, để thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Đức, các cơ quan quản lý nhà nước cần thực hiện một số giải pháp. Trước hết, cần tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, thông qua việc tổ chức các hội chợ, triển lãm và buổi giao thương tại Đức, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam gặp gỡ, trao đổi và tìm kiếm đối tác. Việc hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các sự kiện này không chỉ giúp họ nâng cao khả năng cạnh tranh mà còn giới thiệu sản phẩm của Việt Nam tới đông đảo khách hàng tiềm năng. Thứ hai, việc nâng cao chất lượng sản phẩm và cải thiện quy trình sản xuất cũng là một yếu tố quan trọng. Các cơ quan quản lý cần hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận công nghệ hiện đại, cải tiến quy trình sản xuất để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe của thị trường Đức. Đồng thời, việc đào tạo nguồn nhân lực cũng cần được chú trọng, nhằm nâng cao trình độ tay nghề và khả năng đổi mới sáng tạo của người lao động. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước cần thiết lập và duy trì các chính sách thuế ưu đãi, giảm thiểu thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu, nhằm tạo thuận lợi hơn cho hoạt động xuất khẩu. Việc này không chỉ giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp mà còn kích thích họ mạnh dạn mở rộng thị trường sang Đức. Cuối cùng, cần tăng cường hợp tác giữa các cơ quan nhà nước, hiệp hội doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế để nắm bắt thông tin kịp thời về thị trường, xu hướng tiêu dùng và nhu cầu của khách hàng Đức. Qua đó, doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược xuất khẩu phù hợp, từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh và mở rộng thị phần tại thị trường này. Đối với các doanh nghiệp, để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường Đức, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần thực hiện một loạt giải pháp chiến lược, bắt đầu từ việc nắm bắt và phân tích thị trường một cách sâu sắc. Hiểu rõ nhu cầu, xu hướng tiêu dùng và thói quen mua sắm của người tiêu dùng Đức sẽ giúp doanh nghiệp điều chỉnh sản phẩm và chiến lược tiếp thị cho phù hợp. Doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu thị trường để xác định các sản phẩm tiềm năng, từ đó phát triển các mẫu mã, bao bì và chất lượng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp cần chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu mạnh mẽ. Việc tạo dựng hình ảnh thương hiệu tích cực, chuyên nghiệp không chỉ giúp tăng sức cạnh tranh mà còn tạo niềm tin cho khách hàng tại Đức. Doanh nghiệp nên sử dụng các kênh truyền thông xã hội và marketing trực tuyến để quảng bá sản phẩm, giới thiệu câu chuyện thương hiệu và giá trị cốt lõi của mình đến với thị trường Đức. Ngoài ra, việc hợp tác và thiết lập mối quan hệ với các đối tác địa phương là vô cùng quan trọng. Các doanh nghiệp nên tìm kiếm cơ hội hợp tác với các nhà phân phối, đại lý và thương nhân tại Đức để có thể tiếp cận thị trường một cách hiệu quả hơn. Sự hỗ trợ từ các đối tác địa phương không chỉ giúp doanh nghiệp nắm bắt nhanh chóng xu hướng thị trường mà còn cung cấp thông tin giá trị về yêu cầu cụ thể của khách hàng. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần chú trọng đến việc cải thiện quy trình logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Việc tối ưu hóa quy trình vận chuyển, lưu kho và phân phối sản phẩm sẽ giúp giảm chi phí và thời gian giao hàng, từ đó nâng cao tính cạnh tranh. Các doanh nghiệp có thể xem xét việc hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển nhanh chóng và an toàn. Cuối cùng, việc thường xuyên tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại, hội chợ quốc tế cũng là một phương thức hiệu quả để tăng cường hiện diện của sản phẩm Việt Nam tại thị trường Đức. Thông qua các sự kiện này, doanh nghiệp có cơ hội gặp gỡ, giao lưu với khách hàng tiềm năng và đối tác kinh doanh, từ đó mở rộng mạng lưới kết nối và gia tăng cơ hội xuất khẩu. Về định hướng thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước trong thời gian tới: Trong buổi tiếp đoàn đại biểu Đức sang thăm và làm việc tại Việt Nam vào tháng 10/2024, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã khẳng định CHLB Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở Châu Âu, cũng như tầm quan trọng đặc biệt của Đức trong lĩnh vực hợp tác công nghiệp – năng lượng với Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua. Tại buổi làm việc, bà Bärbel Kofler - Đại biểu Quốc hội Liên bang - Quốc vụ khanh - Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển (BMZ) - CHLB Đức bày tỏ vui mừng về nhiều lĩnh vực hợp tác thành công trong quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – CHLB Đức thời gian qua, đặc biệt là các lĩnh vực như công nghiệp, khai thác khoáng sản, công nghiệp chế biến, chế tạo, ô tô, công nghiệp hỗ trợ, dệt may, da giày. Bên cạnh đó, hợp tác năng lượng luôn là điểm sáng và trọng tâm trong quan hệ song phương với nhiều dự án hợp tác năng lượng của Đức tại Việt Nam. Hai bên cũng nhất trí tiếp tục duy trì trao đổi, gặp gỡ thường xuyên giữa các cấp làm việc nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực năng lượng, qua đó tạo bước chuyển mạnh mẽ, thúc đẩy đầu tư của CHLB Đức tại Việt Nam tương xứng hơn nữa với tiềm năng hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới. Thông tin chi tiết xem tại đây;

Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Philippines đạt gần 2,93 tỷ USD, tăng 17,6% so với 6 tháng đầu năm 2023.

Mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao vào thị trường Philippines là gạo, với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,2 tỷ USD, tăng 40,9% so với 6 tháng đầu năm 2023, chiếm 41% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Philippines trong 6 tháng đầu năm 2024.

Bên cạnh đó, một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD vào thị trường Philippines trong 6 tháng đầu năm 2024 bao gồm máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 175,2 triệu USD, clanhke và xi măng đạt 171,1 triệu USD, cà phê đạt 133,8 triệu USD, điện thoại các loại và linh kiện đạt 132,6 triệu USD.

Cũng trong nửa đầu năm nay, những mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu đạt từ trên 50 triệu đến 100 triệu USD vào thị trường Philippines bao gồm phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 89,6 triệu USD, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 87,6 triệu USD, sắt thép các loại đạt 62,6 triệu USD, hàng dệt may đạt 60,6 triệu USD, giày dép các loại đạt 51,9 triệu USD.

Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Philippines trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt gần 1,28 tỷ USD, tăng 19,5% so với 6 tháng đầu năm 2023. Những mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn bao gồm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 779,2 triệu USD, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 132,3 triệu USD, kim loại thường các loại đạt 103 triệu USD, dây điện và dây cáp điện đạt 48,7 triệu USD.

Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho hay, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt 4,21 tỷ USD.

Thương vụ dự báo: “Điều này cho phép dự báo tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines trong năm 2024 có thể đạt từ 8,1 tỷ đến 8,3 tỷ USD, tăng từ 3,9% đến 6,4% so với năm 2023”.

Philippines là nước thành viên ASEAN thứ tư thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất đất nước. Hai nước cũng trở thành đối tác chiến lược của nhau với thỏa thuận được ký kết năm 2015. Tới nay, Việt Nam là đối tác chiến lược duy nhất của Philippines trong số các quốc gia thành viên ASEAN và là đối tác chiến lược thứ ba của nước này sau Mỹ và Nhật Bản.

Quan hệ giữa hai nước không ngừng được củng cố thông qua đối tác chiến lược và hiện được định hướng bởi Kế hoạch hành động 5 năm Việt Nam – Philippines giai đoạn từ 2019 đến 2024. Kế hoạch hành động thể hiện cam kết của cả hai Chính phủ trong nhiều lĩnh vực hợp tác đa dạng, từ chính trị, an ninh quốc phòng đến kinh tế thương mại, hàng hải, nông nghiệp, du lịch, thể thao…

Nhờ những nỗ lực đó, thương mại giữa Việt Nam và Philippines đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc. Xét về ngành hàng, theo Thương vụ Việt Nam tại Philippines, trong những năm qua, lượng gạo nhập khẩu của Philippines hàng năm luôn ở mức cao, đạt kỷ lục 3,82 triệu tấn vào năm 2022. Năm 2023, tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines đạt 3,6 triệu tấn. Trong số các nguồn cung gạo cho thị trường Philippines, Việt Nam chiếm thị phần lớn nhất.

Hiện nay, dù có sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các quốc gia nguồn cung khác như Thái Lan, Pakistan, Myanmar… nhưng những điều chỉnh mới trong chính sách nhập khẩu và nhu cầu tiêu dùng tăng cao của Philippines sẽ tạo thêm cơ hội thuận lợi cho gạo Việt Nam gia tăng xuất khẩu và thị phần tại thị trường trọng điểm này.

Số liệu của Cục Cây trồng – Bộ Nông nghiệp Philippines cũng cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2024, Philippines nhập khẩu 1,72 triệu tấn gạo từ Việt Nam. Tiếp theo sau là Thái Lan với khối lượng 352.331 tấn…