Gdp Của Singapore Qua Các Năm

Gdp Của Singapore Qua Các Năm

GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã có những bước tiến ấn tượng từ năm 1990 đến 2024. Từ mức thấp chỉ vài trăm USD vào đầu thập kỷ 1990, nền kinh tế Việt Nam đã liên tục phát triển nhờ các chính sách cải cách, thu hút đầu tư nước ngoài và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mạnh mẽ. Sự tăng trưởng GDP bình quân đầu người qua các năm không chỉ phản ánh sự gia tăng thu nhập mà còn thể hiện nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Cùng TOPI tìm hiểu về chỉ số GDP của Việt Nam qua các năm nhé.

GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã có những bước tiến ấn tượng từ năm 1990 đến 2024. Từ mức thấp chỉ vài trăm USD vào đầu thập kỷ 1990, nền kinh tế Việt Nam đã liên tục phát triển nhờ các chính sách cải cách, thu hút đầu tư nước ngoài và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mạnh mẽ. Sự tăng trưởng GDP bình quân đầu người qua các năm không chỉ phản ánh sự gia tăng thu nhập mà còn thể hiện nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Cùng TOPI tìm hiểu về chỉ số GDP của Việt Nam qua các năm nhé.

GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2000

Trong giai đoạn 1990 - 2000, GDP bình quân đầu người của Việt Nam có sự tăng trưởng ổn định từ mức 121,72 USD lên 358,66 USD vào năm 1995 và lên đến 498,58 USD vào cuối năm 2000. Sự gia tăng này phản ánh quá trình đổi mới kinh tế, cải cách thị trường và mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, giúp nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống của người dân.

Giai đoạn 1991-1995 GDP bình quân tăng 8,2%/năm. Trong giai đoạn 1996-2000, mặc dù đối mặt với khủng hoảng tài chính khu vực và thiên tai nghiêm trọng, Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7%. Trung bình từ năm 1991-2000, GDP tăng trưởng 7,6% mỗi năm.

Đến năm 2000, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 498,58 USD, đứng thứ 7 trong 11 quốc gia Đông Nam Á và xếp thứ 173 trong số 200 quốc gia trên thế giới.

Dự báo GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2024 – 2029

Dự báo mức GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2024 đến năm 2029 là từ 4622,54 USD lên đến 6542,78 USD vào năm 2029. Cụ thể GDP bình quân đầu người sẽ được dự đoán từng năm như sau:

Đây là con số thể hiện rõ sự tăng trưởng đồng bộ và tính toán dựa trên số liệu giữa các năm. Khẳng định về một sự phát triển kinh tế mang tính chất ổn định và có phần nổi bật so với các nước trong khu vực hiện nay.

GDP bình quân đầu người của Việt Nam qua các năm

Tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Việt Nam từ năm 1990 đến 2024 là một minh chứng rõ ràng về sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của đất nước. Cụ thể, từ mức 121,72 USD năm 1990, GDP bình quân đầu người đã tăng lên 4.622,24 USD vào năm 2024. Đây là một mức tăng ấn tượng, gấp khoảng 38 lần trong khoảng thời gian 34 năm.

GDP bình quân đầu người của Việt Nam từ 1990 - 2024 và dự báo đến 2029 (nguồn: statista)

Sự gia tăng GDP bình quân đầu người cho thấy Việt Nam đã đạt được những bước tiến dài trong việc phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức phía trước để duy trì và thúc đẩy sự tăng trưởng này, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động.

GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020

Năm 2010: 1.628,01 USD nhưng đến năm 2014 đã tăng lên đến 2.566,85 USD. Đến cuối giai đoạn, năm 2019, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 3.425,09 USD, sau đó tăng lên 3.548,89 vào năm 2020 và đạt 3.694,02 USD vào năm 2021.

GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2010

Năm 2001, Việt Nam có chỉ số GDP là 513,2 USD. Đến năm 2006 tăng trưởng lên 996,26 USD và đến 2010 thì chỉ số này là 1628,01 USD.

GDP của Việt Nam không ngừng tăng trưởng qua các năm

Trong giai đoạn này, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Kinh tế trong giai đoạn 2001-2010 đã có sự tăng trưởng ổn định và ấn tượng, với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội bình quân hàng năm đạt 7,2%. Những thành tựu này phản ánh sự phát triển đáng kể và ổn định của nền kinh tế trong thời kỳ này.

Vai trò của GDP thu nhập bình quân đầu người

GDP bình quân đầu người là một trong những chỉ số quan trọng nhất trong việc đo lường sự phát triển kinh tế.

Đầu tiên, chỉ số này giúp cung cấp một cái nhìn tổng quan về mức độ ổn định và phát triển của một quốc gia. Khi GDP bình quân đầu người tăng, điều đó thể hiện rằng nền kinh tế đang phát triển, thu nhập người dân cải thiện và mức sống được nâng cao. Ngược lại, GDP bình quân đầu người thấp hoặc giảm có thể cho thấy sự suy thoái kinh tế, thu nhập thu hẹp lại và chất lượng cuộc sống suy giảm.

GDP giúp Chính phủ hoạch định chiến lược kinh tế

Thứ hai, GDP bình quân đầu người còn giúp đánh giá hiệu quả của các chính sách kinh tế mà một quốc gia áp dụng. Chính phủ và các nhà hoạch định chính sách có thể dựa vào chỉ số này để phân tích những thành công hay hạn chế trong chiến lược phát triển kinh tế. Từ đó có những điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao năng suất lao động, cải thiện cơ cấu kinh tế và phân phối thu nhập công bằng hơn.

Thứ ba, GDP bình quân đầu người là một thước đo quan trọng để so sánh sự phát triển giữa các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Nó cho phép các nhà kinh tế và các tổ chức quốc tế đánh giá và xếp hạng mức độ phát triển kinh tế của từng nước.

GDP bình quân đầu người là một chỉ số quan trọng, mang tính chất nền tảng giúp định hướng và đo lường sự phát triển kinh tế của một quốc gia.

GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2020 – 2024

Theo số liệu thống kê thì chỉ số GDP của Việt Nam trong giai đoạn từ 2000 đến 2024 lần lượt như sau:

Việt Nam không chỉ là nước có dân số đông mà còn chứng kiến quy mô GDP ngày càng mở rộng, nâng cao vị thế của quốc gia trong khu vực châu Á và trên toàn cầu.

So sánh GDP bình quân đầu người của Việt Nam với các nước khác

Năm 2021, Việt Nam đứng thứ 41 trong số 50 nền kinh tế lớn nhất thế giới và thứ 5 tại Đông Nam Á về quy mô GDP. GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 3.743 USD, đứng thứ 6 trong khu vực và thứ 124 toàn cầu. Trong khi đó, Singapore dẫn đầu Đông Nam Á với khoảng 66.263 USD, xếp thứ 8 thế giới.

Vào năm 2002, GDP bình quân đầu người của Việt Nam chỉ là 547 USD, xếp thứ 160/195 toàn cầu. Đến năm 2021, con số này đã tăng lên 3.743 USD, gấp 3,7 lần so với 19 năm trước.

Việt Nam đang tập trung vào phát triển kinh tế bền vững và cải thiện chất lượng cuộc sống. Đến năm 2030, nước này hướng tới mục tiêu đạt GDP bình quân đầu người khoảng 7.500 USD và trở thành quốc gia công nghiệp hiện đại với thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, mục tiêu là trở thành quốc gia phát triển và có thu nhập cao.

Việt Nam là một quốc gia có chỉ số GDP tăng trưởng đều, ổn định. Điều này thể hiện sự phát triển kinh tế của cả nước và mức sống của người dân ngày một nâng cao. Thông qua chỉ số GDP qua các năm sẽ giúp chúng ta biết được những chiến lược kinh tế mà chính phủ đề ra đã đạt hiệu quả và đang từng bước đưa Việt Nam phát triển không ngừng.

Các số liệu của chính phủ Mỹ công bố ngày 30-1-2009 cho thấy GDP của nước này trong một quý đã giảm với nhịp độ nhanh nhất trong vòng 27 năm qua. Diễn biến này khiến cho nền kinh tế Mỹ tiếp tục lún sâu vào một cuộc suy thoái và điều này đã buộc Nhà Trắng đã phải hối thúc Quốc hội thực hiện các hành động khẩn cấp để vực dậy nền kinh tế.

Báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ cho biết GDP của nước này trong quý 4/2008 đã giảm 3,8%, mức giảm lớn nhất kể từ quý 1 của năm 1982. Trong quý 3/2008, GDP của Mỹ cũng đã giảm 0,5% và đây là lần đầu tiên GDP của nước này giảm trong hai quý liên tiếp kể từ lần suy giảm trong quý 4/1990 và quý 1/1991. Do những tin tức không mấy tốt đẹp về tình hình kinh tế, các chỉ số chứng khoán ở Mỹ cũng đã đồng loạt giảm hơn 1%.

Cùng ngày, Thị trưởng Niu Oóc Mai-cơ Bơ-lum-béc (Michael Bloomberg) nói rằng Phố Uôn có thể sẽ mất tổng cộng từ 60 tỉ đến 70 tỉ USD, bao gồm cả khoản tiền 47 tỉ USD mà những công ty ở thị trường chứng khoán này đã mất trong hai năm qua, và khoảng 46.000 nhân viên tài chính có thể sẽ mất việc làm vào quý 2/2010. Nếu tính chung cả thành phố thì số người bị mất việc làm có thể lên đến 300.000 người và nếu như tài sản của các quỹ lương hưu tiếp tục giảm với tỷ lệ 30% như hiện nay thì thành phố New York có thể sẽ phải đóng góp thêm 11 tỉ USD tính đến năm tài khóa 2016.

Trong một diễn biến xấu về nền kinh tế suy thoái, hãng sản xuất máy xây dựng và khai thác khoáng sản lớn nhất thế giới của Mỹ Caterpillar Inc. đã thông báo cắt giảm 2.110 việc làm do phải thu nhỏ phạm vi sản xuất./.

Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore (MTI) ngày 13/8 cho biết Singapore đã nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 lên 2% đến 3%, từ mức kỳ vọng trước đó là từ 1% đến 3%.

Theo MTI, quyết định này được đưa ra sau khi xem xét hiệu quả hoạt động của nền kinh tế trong nửa đầu năm 2024, cũng như tình hình kinh tế trong nước và thế giới mới nhất, theo Straits Times đưa tin.

Nửa đầu năm 2024, tăng trưởng GDP của Singapore đạt trung bình 3% so với cùng kỳ năm trước.

Dự báo triển vọng kinh tế năm 2024 của MTI cũng phù hợp với nhận định hồi tháng 7 của Cơ quan Tiền tệ Singapore, khi cơ quan này dự báo tăng trưởng GDP có khả năng sẽ tiến gần hơn đến mức tiềm năng là 2% đến 3% cho cả năm.

Trong quý 2/2024, GDP Singapore tăng trưởng 2,9%, không thay đổi so với ước tính do MTI công bố một tháng trước đó. Con số này thấp hơn mức tăng trưởng 3% của quý 1/2024 – tốc độ nhanh nhất kể từ mức 4,2% trong quý 3/2022.

Trả lời báo chí, bà Yong Yik Wei - nhà kinh tế trưởng của MTI, cho rằng trừ khi có rủi ro suy giảm toàn cầu, tăng trưởng kinh tế Singapore dự kiến ​​sẽ duy trì ở mức xu hướng khoảng 2% đến 3% trong trung hạn, cho đến khoảng năm 2033 hoặc hơn.

Trước đó, Thủ tướng Singapore Lawrence Wong nói rằng nước này đang đặt mục tiêu tăng trưởng hàng năm trung bình từ 2% đến 3% trong thập kỷ tới.

MTI cũng kỳ vọng ngành sản xuất Singapore sẽ phục hồi dần trong nửa cuối năm nay. “Đặc biệt, nhóm điện tử dự kiến ​​sẽ phục hồi mạnh mẽ hơn, được hỗ trợ bởi nhu cầu mạnh mẽ về điện thoại thông minh, máy tính cá nhân và chip liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI),” MTI cho biết.

Các ngành hướng đến người tiêu dùng của Singapore, như bán lẻ và dịch vụ thực phẩm và đồ uống, đã suy giảm, một phần là lượng người dân chi tiêu du lịch nước ngoài tăng lên. MTI cho biết nhìn chung, triển vọng nhu cầu bên ngoài của Singapore dự kiến ​​sẽ ổn định trong suốt thời gian còn lại của năm 2024.

Ông Gabriel Lim, Thư ký thường trực về chính sách của MTI, cho biết: “Trong khi tăng trưởng GDP ở Mỹ và Trung Quốc dự kiến ​​sẽ giảm dần, thì tăng trưởng GDP ở khu vực đồng Euro, Nhật Bản và các nền kinh tế quan trọng ở Đông Nam Á sẽ được cải thiện”. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo “rủi ro suy giảm trong nền kinh tế toàn cầu vẫn còn”.

MTI lưu ý rằng các cuộc xung đột địa chính trị và thương mại gia tăng có thể làm giảm niềm tin kinh doanh và làm tăng chi phí sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến thương mại và tăng trưởng toàn cầu.

Báo cáo của MTI cũng chỉ ra rằng sự gián đoạn trong quá trình giảm phát toàn cầu cũng có thể dẫn đến tình trạng tài chính thắt chặt hơn trong thời gian dài hơn và gây ra sự biến động của thị trường hoặc những lỗ hổng tiềm ẩn trong hệ thống ngân hàng và tài chính.

Dữ liệu trên do Cơ quan Phát triển truyền thông Infocomm (IMDA) và Trường Chính sách công Lý Quang Diệu của Singapore vừa công bố.

Các số liệu lần này là thước đo chính thức đầu tiên về quy mô nền kinh tế kỹ thuật số của Singapore, qua đó cũng cho thấy xu hướng mở rộng trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2022.

Hãng tin CNA trích lời Bộ trưởng Bộ Truyền thông và Thông tin Singapore Josephine Teo cho biết, mặc dù hiện chưa có sự đồng thuận quốc tế về cách đo lường nền kinh tế kỹ thuật số, nhưng việc có thể xác định được giá trị để lập kế hoạch đầu tư cho cơ sở hạ tầng và chính sách hỗ trợ tăng trưởng, đảm bảo nguồn lao động là rất quan trọng.

Theo đó, đóng góp của nền kinh tế kỹ thuật số vào GDP của Singapore đã tăng từ 13% lên 17,3% - tính theo danh nghĩa, tương đương mức tăng từ 58 tỷ SGD (khoảng 42 tỷ USD) lên 106 tỷ SGD, với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm là 12,9%, vượt xa mặt bằng chung nền kinh tế.

Cùng với đó, số việc làm trong lĩnh vực công nghệ cũng tăng từ khoảng 155.500 lên 201.100 sau 4 năm. Điều này có nghĩa là tỷ lệ chuyên gia công nghệ trong tổng số việc làm tại Singapore đã tăng từ 4,2% lên 5,2% trong cùng kỳ.

Theo IMDA, nhu cầu mạnh mẽ đối với vị trí nhân viên công nghệ mang lại lợi ích cho người lao động bản địa. Theo thống kê, công dân Singapore và thường trú nhân nắm giữ hơn 70% công việc về công nghệ, với mức lương rất cạnh tranh khoảng 7.376 SGD, chưa bao gồm các khoản đóng góp và tiền thưởng từ Quỹ dự phòng trung ương (CPF) của chủ lao động.

Mức lương nói trên cao hơn nhiều con số 5.512 SGD ghi nhận vào năm 2017, và cũng cao hơn đáng kể so với mức lương trung bình hằng tháng của cư dân Singapore nói chung, vào khoảng 4.500 SGD/tháng (chưa bao gồm các khoản đóng góp từ CPF của chủ lao động). Con số này vào năm 2017 chỉ là 3.749 SGD.

Dữ liệu mới công bố cũng cho thấy, việc làm trong lĩnh vực phần mềm và ứng dụng, chẳng hạn như kỹ sư phần mềm và nhà phát triển ứng dụng, chiếm hầu hết các công việc trong lĩnh vực công nghệ và có tốc độ tăng trưởng đáng kể. Một số lĩnh vực việc làm khác cũng phát triển mạnh là điện toán đám mây, mạng và cơ sở hạ tầng, quản lý và phát triển sản phẩm…

Theo IMDA, bất chấp việc sa thải diễn ra rầm rộ trong lĩnh vực công nghệ toàn cầu trong 2 năm 2022-2023, nhu cầu đối với các chuyên gia công nghệ tại Singapore vẫn được duy trì trong bối cảnh nền kinh tế số hóa ngày càng mạnh mẽ.