Tuyến số 2A: Cát Linh – Hà Đông là một tuyến đường sắt đô thị thuộc hệ thống mạng lưới Đường sắt đô thị Hà Nội, được đầu tư xây dựng bởi Bộ Giao thông Vận tải và vốn vay ODA của Trung Quốc ký năm 2008.[2] Được khởi công xây dựng từ tháng 10 năm 2011, toàn tuyến có tổng chiều dài là 13,05 km với 12 ga trên cao, với hướng tuyến từ ga Cát Linh ở quận Đống Đa và kết thúc ở ga Yên Nghĩa ở quận Hà Đông.[3] Ngoài thiết kế ban đầu, Bộ Giao thông Vận tải còn có dự định kéo dài tuyến thêm 20 km từ ga Yên Nghĩa tới Xuân Mai trong tương lai.[4]
Tuyến số 2A: Cát Linh – Hà Đông là một tuyến đường sắt đô thị thuộc hệ thống mạng lưới Đường sắt đô thị Hà Nội, được đầu tư xây dựng bởi Bộ Giao thông Vận tải và vốn vay ODA của Trung Quốc ký năm 2008.[2] Được khởi công xây dựng từ tháng 10 năm 2011, toàn tuyến có tổng chiều dài là 13,05 km với 12 ga trên cao, với hướng tuyến từ ga Cát Linh ở quận Đống Đa và kết thúc ở ga Yên Nghĩa ở quận Hà Đông.[3] Ngoài thiết kế ban đầu, Bộ Giao thông Vận tải còn có dự định kéo dài tuyến thêm 20 km từ ga Yên Nghĩa tới Xuân Mai trong tương lai.[4]
Dự án metro số 5, tuyến Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc dài 39 km với 21 nhà ga (6 ga ngầm và 15 ga nổi); tổng mức đầu tư dự kiến 65.400 tỷ đồng.
Tuyến khởi đầu từ khu vực đường Văn Cao giao với Hoàng Hoa Thám, dự án sẽ đi ngầm qua Liễu Giai, Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng, vành đai 3 và đi nổi từ đại lộ Thăng Long.
Từ nút giao Hòa Lạc (vành đai 4) đến cuối tuyến thuộc thôn Thạch Bình (xã Yên Bình), metro số 5 đi trên mặt đất vào dải phân cách giữa của cao tốc quy hoạch Hòa Lạc - Hòa Bình.
Hồi đầu tháng 6, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương thuê tư vấn thẩm tra để thẩm tra Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội “tuyến số 5, Văn Cao-Ngọc Khánh-Láng-Hòa Lạc”.
Tuyến đường sắt số 6 có lộ trình đi từ Nội Bài đến khu đô thị mới phía Tây Ngọc Hồi, đồng thời kết nối với tuyến số 4 tại Cổ Nhuế và tuyến số 7 tại Dương Nội. Tổng chiều dài của tuyến này là 43 km.
Tuyến đường sắt số 7 có lộ trình đi qua Mê Linh - Đô thị mới Nhổn - Vân Canh - Dương Nội với chiều dài khoảng 28km. Tuyến này sẽ kết nối với tuyến số 4 tại đoạn Đại Mạch và Tây Tựu, đồng thời giao với tuyến số 6 tại đoạn Dương Nội. Tổng chiều dài tuyến số 7 khoảng 35 km.
Đối với tuyến đường sắt đô thị số 8, tuyến này sẽ có lộ trình từ Sơn Đồng - Mai Dịch (trung chuyển với tuyến số 2) - vành đai 3 - Lĩnh Nam - Dương Xá với chiều dài khoảng 37 km. Đoạn từ Sơn Đồng - Mai Dịch quy hoạch đi cao, đoạn tuyến đi theo vành đai 3 đến Lĩnh Nam đi ngầm, đoạn tuyến từ Lĩnh Nam - vượt sông Hồng - Dương Xá đi trên cao.
Tuyến đường sắt đô thị số 3 có lộ trình đi qua Trôi - Nhổn - ga Hà Nội - Hoàng Mai với chiều dài khoảng 26 km, sau năm 2020 sẽ phát triển tuyến số 3 tới Sơn Tây với tổng chiều dài dự kiến 48 km. Tuyến này hiện đang chạy thử 5 km đoạn Nhổn - ga Hà Nội, riêng 4km đi ngầm từ Cầu Giấy đến ga Hà Nội đang được gấp rút thi công.
Ngày 30/6, Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội đã nhận được 6/10 đoàn tàu. Từ 1/7, các đoàn tàu của dự án bắt đầu được đưa vào vận hành thử toàn dọc tuyến trên cao 8,5 km, từ depot Nhổn đến ga S8 (Nhổn - Cầu Giấy) và ngược lại.
Các đoàn tàu của metro Nhổn - ga Hà Nội đã được chạy thử toàn tuyến đoạn trên cao dài 8,5 km từ Depot Nhổn đến ga S8 (Cầu Giấy) hôm 1/7. Trong ảnh là đoàn tàu xuất phát tại khu vực Depot Nhổn. (Ảnh: PLO).
Đoàn tàu vượt qua nút giao đường Vành đai 3 (Mai Dịch - Cầu Giấy- Phạm Văn Đồng- Phạm Hùng). (Ảnh: PLO).
Tuyến đường sắt trên cao số 4 có lộ trình đi qua Đông Anh - Sài Đồng - Vĩnh Tuy/Hoàng Mai - Thanh Xuân - Bắc Từ Liêm - Thượng Cát - Mê Linh với chiều dài khoảng 54 km. Tuyến này được thiết kế theo dạng vòng tròn, kết nối với các tuyến số 1, 2, 3 và 5.
Tuyến đường sắt đô thị số 2 bắt đầu từ Sân bay Nội Bài - Nam Thăng Long - Nguyễn Văn Huyên (kéo dài)–Hoàng Quốc Việt – Hoàng Hoa Thám – Thuỵ khê – Phan Đình Phùng – Hàng Giấy – Hàng Đường – Hàng Ngang – Hàng Đào – Đinh Tiên Hoàng và cuối cùng đến Trần Hưng Đạo.
Tổng mức đầu tư duyệt năm 2008 của tuyến số 2 là 19.555 tỷ đồng. Tuy nhiên tới năm 2015, sau khi rà soát lại nguồn vốn đầu tư, tổng vốn điều chính tăng lên 51.700 tỷ đồng nên hiện tại dự án đang được dừng triển khai.
Tới năm 2018, dự án đã được UBND TP Hà Nội giao cho Tập đoàn Vingroup thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư theo hình thức đối tác công tác công - tư, hình thức hợp đồng BT. Tuy nhiên, đến tháng 4/2021, UBND TP Hà Nội quyết định dừng thực hiện nghiên cứu tuyến đường sắt đô thị số 2 do hình thức hợp đồng BT không còn được áp dụng theo quy định.
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông dự kiến đưa dự án khai thác vào dịp 30/4-1/5, tuy nhiên đến nay vẫn chưa chạy thương mại. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN).
Tuyến này có tuyến số 2A (đường sắt Cát Linh - Hà Đông) dài gần 14 km đã hoàn thành sau gần 10 năm khởi công (khởi công vào tháng 10/2011).
Cuối tháng 4/2021, Tư vấn Pháp ACT đã cấp chứng nhận an toàn hệ thống, dự án hiện vẫn đang chờ Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đồng ý trước khi có thể chính thức chạy thương mại.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sử dụng công nghệ và tiêu chuẩn của Trung Quốc. (Ảnh: TTXVN).
Tổng mức đầu tư của dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông ban đầu là 8.770 tỷ đồng (tương đương gần 553 triệu USD); trong đó vốn vay tín dụng ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc là 1,2 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 169 triệu USD); vốn vay ưu đãi bên mua là 250 triệu USD và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là hơn 2.100 tỷ đồng.
Theo Kiểm toán Nhà nước, đường sắt Cát Linh - Hà Đông có hai vấn đề là chậm tiến độ và đội vốn bởi nhiều nguyên nhân.
Về đội vốn, dự án đã tăng mức tổng đầu tư từ 8.700 tỷ lên 18.000 tỷ đồng. Nguyên nhân do trong quá trình lập dự án chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến khi thực hiện thì thay đổi phương án đã làm tăng chi phí; bàn giao mặt bằng chậm, tiến độ thực hiện kéo dài khiến chi phí nhân công, vật liệu tăng cao, tăng tổng mức đầu tư.
Sau khi tư vấn ABC trình nộp báo cáo và chứng nhận, MRB Hà Nội sẽ trình hồ sơ chứng nhận an toàn hệ thống lên Cục Đường sắt (Bộ Giao thông vận tải) để thẩm định và chấp thuận. Cuối cùng, Hội đồng kiểm tra Nhà nước sẽ họp thông qua kết quả nghiệm thu để thống nhất đưa đoạn tuyến trên cao vào vận hành thương mại.
Về nhân sự vận hành, MRB Hà Nội cho hay, 353 người của Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội đã được đào tạo. Công tác vận hành thử dự án đã hoàn thành vào cuối tháng 5.
"Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội đang nỗ lực gấp rút hoàn thiện các thủ tục sớm đưa dự án vào vận hành thương mại", lãnh đạo MRB Hà Nội cho biết.
Dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội (tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội đoạn Nhổn - Ga Hà Nội) có chiều dài 12,5km với tổng mức đầu tư 34.826,05 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA. Dự án khởi công năm 2010 và dự kiến hoàn thành năm 2016. Sau nhiều lần lùi tiến độ, mốc hoàn thành mới toàn tuyến là năm 2027. Riêng đoạn trên cao sẽ vận hành thương mại vào tháng 7-2024. Tính đến thời điểm hiện tại, đoạn trên cao tiến độ đạt 99,93% và đã tiến hành chạy thử từ tháng 3-2024.
Đoạn metro Nhổn - Ga Hà Nội trên cao sắp khai thác dài 8,5km; đi qua 4 quận gồm Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy và Đống Đa với 8 nhà ga: Nhổn, Minh Khai, Phú Diễn, Cầu Diễn, Lê Đức Thọ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Chùa Hà, Cầu Giấy. Đây là trục đường thường xuyên xảy ra ùn tắc, có nhiều nút giao là điểm đen giao thông.
Khi đi vào khai thác, đoạn metro trên cao Nhổn - Ga Hà Nội sẽ hoạt động với tần suất 16 chuyến/giờ ở cả hai chiều vào giờ cao điểm trong ngày, tối đa đạt mức 7.552 hành khách/giờ/hướng. Tuyến metro trên cao có lộ trình đi thẳng vào trung tâm thủ đô, xuyên qua những khu dân cư đông đúc với mật độ xây dựng cao, nhiều tòa cao ốc, văn phòng cùng nhiều trường học, đại học.
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Xã hội xem các tin, bài liên quan.
Theo quy hoạch, mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội khu vực đô thị trung tâm gồm 9 tuyến với tổng chiều dài khoảng 318 km.