Trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh, các ngành nghề như xây dựng, dịch vụ, hàng hóa thường xuyên tổ chức đấu thầu để đáp ứng nhu cầu tìm nơi cung ứng dịch vụ tốt nhất mà tối ưu chi phí. Ngoài ra còn là cơ hội cho các nhà thầu thể hiện chất lượng dịch vụ của mình. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chính xác và cụ thể nhất về quy trình đấu thầu.
Trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh, các ngành nghề như xây dựng, dịch vụ, hàng hóa thường xuyên tổ chức đấu thầu để đáp ứng nhu cầu tìm nơi cung ứng dịch vụ tốt nhất mà tối ưu chi phí. Ngoài ra còn là cơ hội cho các nhà thầu thể hiện chất lượng dịch vụ của mình. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chính xác và cụ thể nhất về quy trình đấu thầu.
a. Chuyên đề 1: Lập, phê duyệt nhiệm vụ khảo sát và thực hiện điều tra, khảo sát đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin
b. Chuyên đề 2: Lập dự án đầu tư ứng dụng CNTT
c. Chuyên đề 3: Lập, thiết kế thi công, dự toán, tổng dự toán trong hoạt động đầu tư ứng dụng CNTT.
d. Chuyên đề 4: Tổng quan về mô hình xác định giá trị phần mềm nội bộ.
e. Chuyên đề 5: Lập đề cương và dự toán chi tiết đối với các hoạt động ứng dụng CNTT không yêu cầu lập dự án.
f. Chuyên đề 6: Thảo luận và kiểm tra.
a. Chuyên đề 1: Tổng quan về quản lý dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.
b. Chuyên đề 2: Quản lý tiến độ dự án CNTT.
c. Chuyên đề 3: Quản lý chất lượng của dự án đầu tư ứng dụng CNTT.
d. Chuyên đề 4: Quản lý oan toàn lao động, phòng chống cháy nổi, rủi ro.
e. Chuyên đề 5: Quản lý chi phí của dự án.
f. Chuyên đề 6: Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư.
g. Chuyên đề 7: Giải quyết sự cố trong quá trình thực hiện đầu tư, bảo hành và vận hành.
h. Chuyên đề 8: Lựa chọn nhà thầu trong đầu tư ứng dụng CNTT
i. Chuyên đề 9: Hợp đồng trong đầu tư ứng dụng CNTT
j. Chuyên đề 10: Giới thiệu các chương trình phần mềm công cụ hỗ trợ công tác quản lý dự án.
k. Chuyên đề 11: Thảo luận và kiểm tra.
a. Chuyên đề 1: Thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư ứng dụng CNTT
b. Chuyên đề 2: Thẩm định thiết kế thi công, dự toán, tổng dự toán dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.
c. Chuyên đề 3: Thẩm định, phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không phải lập dự án
d. Chuyên đề 4: Thảo luận và kiểm tra
III. Thời gian, địa điểm, thủ tục tham gia khóa học lập và quản lý dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin
Liên tục khai giảng hàng tháng trên toàn Quốc
3. Thủ tục nhập học lớp lập và quản lý dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.
4. Học phí khóa học lập và quản lý dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.
2.800.000/1hv ( đã bao gồm phí tài liệu, chứng chỉ)
Hãy nhấc máy và gọi tới Ms. Nhài trưởng phòng đào tạo Đt 0982 63 77 86 để hỏi đáp những thắc mắc về pháp luật, nghị định mới, các khóa học sắp khai giảng và trợ giá 24/7
VIỆN GIÁO DỤC XÂY DỰNG VIỆT NAM
Tel: 043 686 56 56/ Fax: 043. 685 55 99/ Hotline: 0982 63 77 86
Web: https://viengiaoducxaydung.vn/ Email:[email protected]
Hiện nay phổ biến nhất 2 hình thức hồ sơ trong quy trình đấu thầu là đấu thầu một giai đoạn – 1 túi hồ sơ và một giai đoạn – 2 túi hồ sơ, trong đó:
Tham khảo thêm: Quy trình quản lý dự án theo ISO: 5 giai đoạn triển khai chuẩn quốc tế
Quy trình đấu thầu dựa trên yếu tố cạnh tranh công bằng – lành mạnh, tuân chỉ theo pháp luật nên cũng có những lưu ý quan trọng cho các bên theo dõi. Dưới đây là một số lưu ý cần thiết khi tìm hiểu về đấu thầu.
Để tham gia vào hoạt động đấu thầu, các doanh nghiệp cần tìm hiểu về quy trình đấu thầu đầy đủ. Một quy trình đấu thầu gồm 5 bước chính như sau:
Để tiến hành mời thầu, bên mời thầu phải chuẩn bị các công việc sau:
Sau khi thông báo mời thầu công khai, các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu sẽ tiến hành làm thủ tục dự thầu qua hình thức gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cho bên mời thầu. Bên mời thầu có trách nhiệm hướng dẫn cách làm hồ sơ dự thầu cũng như phải bảo mật thông tin trong hồ sơ của bên dự thầu.
Khi dự thầu, bên mời thầu có thể yêu cầu các bên dự thầu đóng một khoản tiền đảm bảo dự thầu (dưới dạng đặt cọc hoặc ký quỹ hoặc bảo lãnh dự thầu) đảm bảo hiệu lực của hồ sơ dự thầu (tỉ lệ đặt cọc không quá 3% tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ).
Trong trường hợp không trúng thầu, bên mời thầu phải trả lại số tiền đã đặt cọc, ký quỹ của bên dự thầu trong thời gian không quá 7 ngày kể từ ngày thông báo kết quả.
Ngay sau khi đóng thầu (chốt hồ sơ dự thầu) thì nhà thầu sẽ tổ chức mở thầu hoặc theo thời gian đã được ấn định từ trước. Những hồ sơ dự thầu hợp lệ và đúng hạn phải được mở công khai trong quá trình đấu thầu, các bên dự thầu có quyền tham dự mở thầu công khai. Bên mời thầu có thể yêu cầu bên dự thầu giải thích những nội dung cha rõ trong hồ sơ dự thầu. Việc giải thích hồ sơ dự thầu phải được lập thành văn bản. Khi mở thầu, bên mời thầu và bên dự thầu có mặt phải ký vào văn bản.
Biên bản mở thầu phải có nội dung sau đây: Tên hàng hóa, dịch vụ; ngày, giờ, địa điểm mở thầu; tên, địa chỉ của bên mở thầu, dự thầu; giá bỏ thầu của bên dự thầu; các nội dung sửa đổi, bổ sung và các nội dung có liên quan nếu có.
Trong quá trình chấm thầu, hồ sơ dự thầu được đánh giá và so sánh theo từng tiêu chí riêng để làm căn cứ đánh giá. Các tiêu chuẩn trên được đánh giá bằng phương pháp cho điểm theo thang điểm hoặc phương pháp khác được ấn định trước khi mở thầu.
Căn cứ vào kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu phải xếp hạng, lựa chọn các bên dự thầu theo phương pháp đã được ấn định. Trong trường hợp có nhiều bên tham gia dự thầu có điểm ngang nhau thì bên mời thầu có quyền lựa chọn nhà thầu.
Ngay sau khi có kết quả đấu thầu, bên mời thầu có trách nhiệm thông báo kết quả đấu thầu cho bên dự thầu.
Bên mời thầu tiến hành hoàn thiện và ký kết hợp đồng đối với các bên trúng thầu trên cơ sở sau đây: kết quả đấu thầu, các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, nội dung nêu trong hồ sơ dự thầu và các thỏa thuận pháp lý bổ sung (nếu có).
Khi thỏa thuận sau trúng thầu, các bên có thể yêu cầu bên trúng thầu phải đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh để đảm bảo thực hiện hợp đồng. Số tiền đặt cọc, ký quỹ do bên mời thầu quy định nhưng không quá 10% giá trị hợp đồng.
Trong Luật Đấu thầu (Điều 12 Khoản 1 Điểm g và Điểm h) quy định có thể kéo dài thời gian đánh giá HSDT không quá 20 ngày và phải bảo đảm tiến độ thực hiện dự án.
Theo xu hướng chuyển đổi số, hiện nay khá phổ biến hình thức hình thức chấm thầu qua mạng, nhất là chuyển đổi số ngành xây dựng và trong thời điểm dịch Covid hạn chế tập trung đông người. Lúc này, các công cụ quản lý dự án được dịp phát huy công dụng.
Quy trình lựa chọn nhà thầu qua mạng được quy định chi tiết tại Thông tư 04/2017/TT-BKHĐT quy định chi tiết về lựa chọn nhà thầu qua Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Nó tương tự các bước của quy trình đấu thầu đã nêu trên, chỉ khác ở điểm nhà mời thầu sẽ lập E-HSMT bằng cách đăng nhập vào hệ thống và chọn các mục tương ứng để lập HSMT (Hồ sơ mời thầu). Sau đó bên mời thầu sẽ tiến hành đăng tải E-TBMT và đồng thời phát hành E-HSMT.
Sau khi các nhà thầu đã hoàn thành nộp E-HSDT trên hệ thống và thời gian nộp thầu kết thúc, bên mời thầu sẽ đăng nhập vào hệ thống và chọn gói thầu cần mở theo số E-TBMT. Sau đó, bên mời thầu sẽ tiến hành giải mã E-HSDT của các nhà thầu tham dự. Việc mở thầu phải được hoàn thành trong vòng 2 giờ kể từ thời điểm đóng thầu.
Theo quy định, hình thức đấu thầu qua mạng này chỉ áp dụng với các gói thầu đấu thầu rộng rãi, thuộc lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, tư vấn không quá 10 tỷ đồng; lĩnh vực xây lắp có giá trị không quá 20 tỷ.
Trên đây là những thông tin đầy đủ nhất về quy trình đấu thầu dành cho những lãnh đạo doanh nghiệp và những ai đang quan tâm. Hy vọng qua bài viết này, các nhà quản lý hay các cá nhân tập thể tham gia đấu thầu có thêm kiến thức pháp lý để thực hiện quy trình đấu thầu một cách lành mạnh, hợp pháp.