Cầu Cạn Sapa

Cầu Cạn Sapa

Tour Sapa - Khu du lịch bản Cát Cát

Tour Sapa - Khu du lịch bản Cát Cát

Tour du lịch Sapa - Núi Hàm Rồng

Tour Sapa - Khu du lịch núi Hàm Rồng

Tham gia tour du lịch Sapa, khách du lịch Sapa tuyệt đối đừng bỏ lỡ núi Hàm Rồng nhé. Nó là một điểm du lịch Sapa khá hấp dẫn đấy. Du lịch Sapa đến núi Hàm Rồng, du khách tour Sapa sẽ nhìn thấy cảnh quan của Sapa như hiện ra như toàn bộ trong mắt bạn ngay ở phía dưới. Du khách tour du lịch Sapa sẽ nhìn thấy xa xa những làn sương khói trắng, thấy những thung lũng mường Hoa, Sapa. Thiên nhiên nơi đây đã được cải tạo phần nào để làm đẹp hơn,  mộng mị hơn. Du khách sẽ thấy trên núi Hàm Rồng quanh bạn là một nơi trải đầy hoa, giống như đang lạc vào một cảnh tiên, mây sẵn sàng ùa vào người bạn, dưới chân bạn cũng toàn là hoa. Đây quả thực là trải nghiệm thú vị mà du khách tour Sapa nhất định phải thử một lần nhé.

Tour Sapa - Toàn cảnh vẻ đẹp rực rỡ của núi Hàm Rồng

Tour du lịch Sapa - Mùa xuân

Tour Sapa mùa xuân - Lặng ngắm mùa hoa Tây Bắc rực rỡ đón nắng xuân

Du lich Sapa vào mùa xuân (tháng 2 đến tháng 5 dương lịch), du khách các tour Sapa sẽ có dịp để ngắm nhìn những bông hoa tranh nhau đua nở. Đây là mùa mà nhiều khách du lịch Sapa cho rằng tuyệt nhất để thưởng thức cái nắng, gió và không khí trong lành của núi rừng Tây Bắc. Mùa xuân ở Sapa bạt ngàn những rừng hoa, hoa đào, hoa mận và muôn ngàn hoa khoe sắc ở khắp các triền đồi, lưng chừng dốc, các thung lũng, sườn núi hay các con đường trên thị trấn đều tràn ngập sắc hoa, tất cả sẽ là bức tranh đẹp nhất, nhiều màu sắc nhất mà du khách các tour Sapa có thể thấy khi đi du lịch Sapa vào mùa xuân. Cảnh sắc ngày xuân ở Sa Pa làm cho người ta không thốt nên lời.

Tour Sapa mùa xuân - Ngắm hoa đào Tây Bắc những ngày xuân

Nếu khách du lịch Sapa muốn tới để ngắm hoa đào thì hãy tìm hiểu thật kĩ trước khi đi bởi thời tiết mỗi năm mỗi khác, đào sẽ nở sớm hơn hoặc muộn hơn những năm trước đó khiến bạn có thể không có cơ hội chiêm ngưỡng một tuyệt tác của tạo hóa. Du khách các tour du lịch Sapa nên đi trong khoảng tháng 2 cho đến tháng 4, hoặc muộn nhất là tuần đầu tháng 5 bởi đó là thời gian đẹp nhất, cuối tháng 5 hoa sẽ bắt đầu úa tàn, không còn giữ được trọn vẹn hương sắc.

Tour Sapa mùa hè - Ngắm mùa nước đổ đẹp mê hồn khi du lịch Sapa mùa hè

Từ tháng 3 đến tháng 5 thời tiết vô cùng mát mẻ, dễ chịu, ban đêm khô ráo, buổi sáng nhiều mây đến mức khi đang ở trong phòng khách sạn, khách du lịch tour Sapa cũng có thể cảm nhận được những đám mây đang bay hờ hững ngay trước mặt. Ngoài ra, đây là thời điểm người dân bắt đầu gieo mạ, du khách tour du lịch Sapa có thể chiêm ngưỡng những cánh đồng lúa xanh mướt trên những ruộng bậc thang hùng vĩ. Tháng 4 – 5, đồng bào dân tộc thiểu số sẽ cấy lúa trên những thửa ruộng bậc thang ấy, cảnh cấy lúa, lao động bình dị của người dân địa phương rất đẹp, du khách và cánh thợ săn ảnh rất thích đi vào mùa này và mùa lúa chín.

Tour Sapa mùa hè - Cảnh đẹp Sapa khiến du khách ngẩn ngơ, thơ thẩn

Bên cạnh đó, du lịch Sapa vào mùa này, khách các tour du lịch Sapa sẽ được chiêm ngưỡng những ruộng rau cải cũng như các loại rau quả tươi ngon khác cũng đến mùa thu hoạch, Sapa dần chuyển mình từ màu sắc tươi tắn, hồng rực của hoa đào, hoa hồng, hoa mận… sang màu xanh rì, tươi mát của rau quả và lúa non. Du khách tour Sapa quả thực sẽ được mở rộng tầm mắt với những sắc xanh khắp đây đó của Sapa. Du lịch Sapa vào mùa hè để tránh nóng quả là cái tuyệt thú, không khí thực sự mát mẻ hơn, con mắt nhìn những sắc xanh cũng khiến cho ta thêm dễ chịu và có cảm giác tươi mới.

Tour Sapa mùa thu - Sắc vàng tràn ngập khắp núi đồi Sapa

Mùa thu Sapa đẹp động lòng người bởi sắc vàng trải rộng khắp các thửa ruộng bậc thang báo hiệu một mùa lúa chín đã đến. Du lich Sapa vào mùa này, du khách tour Sapa không chỉ được trải nghiệm một tiết trời mát mẻ, dễ chịu, được ngắm cảnh sắc đẹp đến mê hồn với những dòng sông mây cuồn cuộn trôi… mà còn được khám phá nét đẹp, sự độc đáo trong trang phục và phong tục tập quán của đồng bào vùng rẻo cao.

Tour Sapa mùa thu - Có những ngày Sapa đẹp đến nao lòng

Du lịch Sapa vào thời điểm này, du khách tour Sapa sẽ được tận mắt nhìnt thấy những tia nắng nhạt màu mật ong nhảy nhót qua kẽ lá khiến cho lòng người lữ khách tour Sapa cũng cảm thấy vui hơn, phấn chấn hơn. Lúc này những làn mây mù tan dần để lộ một khoảng không gian rộng lớn và khách tour du lịch Sapa có thể thỏa thích phóng tầm mắt ra xa, thậm chí đến tận đỉnh núi cao nhất Đông Dương.

Tour Sapa mùa thu - Người dân lên nương gặt lúa chín vàng

Khi chiều buông, nắng tắt dần sau núi và hơi sương bắt đầu lảng bảng nhẹ nhàng lúc này thị trấn chẳng khác nào tiết thu êm đềm thư thả. Chiều thu, Sapa mang một vẻ đẹp tĩnh lặng, u buồn, lãng mạn và thơ mộng khiến cho lòng khách du lịch Sapa phải thổn thức khôn nguôi.

Du lịch Sapa tự túc vào mùa thu

Đi du lịch Sapa tự túc, bạn sẽ không thể bỏ qua giai đoạn mùa thu. Thời điểm này, các cánh đồng hoa tam giác mạch bắt đầu nở rộ. Đến giữa tháng 10 – tháng 11, cả núi đồi Sapa đều được bao phủ bởi sắc hồng tím phớt của hoa tam giác mạch.

Thêm vào đó, 2 tuần cuối của tháng 10, Sapa thường tổ chức lễ hội hoa tam giác mạch. Tại đây có rất nhiều hoạt động văn hoá nghệ thuật đặc sắc của Tây Bắc mà nhất định du khách phải trải nghiệm ít nhất 1 lần. Nếu không, nó sẽ thực sự là điều nuối tiếc.

Nên đi du lịch Sapa tự túc vào thời điểm nào?

Sapa được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng cho mình kiểu khí hậu ôn đới, cận nhiệt đới. Do đó, khí hậu ở đây quanh năm mát mẻ. Nên bất kể thời điểm nào trong năm cũng thích hợp để bạn khám phá Sapa.

Tuy nhiên, mỗi mùa Sapa sẽ khoác lên mình nét đẹp khác nhau. Điển hình:

Du lịch Sapa - Địa điểm nào check-in thú vị nhất?

Tour Sapa - Lên Sapa ngăm mây trôi, chạm vào tuyết và săn ảnh cực chất

Tour du lịch Sapa - Nhà thờ cổ Sapa

Tour Sapa - Nhà thờ đá cổ ở Sapa

Chọn tour du lich Sapa, hầu như du khách sẽ nhà thờ cổ Sapa sẽ là điểm dừng chân đầu tiên của tour Sapa bởi nó nằm ngay thị trấn Sapa. Đây là công trình nhà thờ thời Pháp thuộc, là một hình ảnh biểu trưng cho Sapa. Hãy cùng bạn bè chụp những tấm hình đẹp, bên nhà thờ đá Sapa trong chuyến du lịch Sapa lần này nhé.

Tour Sapa - Một góc nhà thờ đá cổ Sapa đẹp không tì vết

Lưu ý lựa chọn chỗ ở khi du lịch Sapa tự túc

Chỗ ở tại Sapa có rất nhiều phân khúc từ bình dân đến cao cấp 5 sao. Nếu bạn chỉ cần chỗ ngủ đơn giản và tiết kiệm chi phí thì có thể tham khảo các homestay tại Sapa. Tại đây sẽ có hạng phòng chung và riêng. Tuỳ theo nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn hình thức phòng phù hợp.

Còn nếu bạn muốn dịch vụ phòng chất lượng cao thì có thể lựa chọn nhà nghỉ, khách sạn 2 sao đến 5 sao. Tất cả đều có ở Sapa.

Tour Hà Nội – Sapa 3 ngày 2 đêm Siêu Kích Cầu

từ2.990.000₫ Giá gốc là: 2.990.000₫.2.390.000₫Giá hiện tại là: 2.390.000₫.

Nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc những năm gần đây khá dồi dào...

Nguồn nhân lực xuất khẩu lao động đang khan hiếm.

Trong đó nhu cầu tập trung nhiều nhất là Đài Loan (Trung Quốc), Nhật và một số nước châu Âu… Tuy nhiên, hiện nay, các doanh nghiệp đang trong tình trạng cạn nguồn tuyển dụng lao động.

Số liệu từ Bộ LĐ-TB&XH cho thấy, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong 3 tháng đầu năm 2024 là 35.933 người, đạt 28,74% kế hoạch năm 2024.

Nhật Bản vẫn đang là thị trường đứng số 1 khi tiếp nhận được 23.364 lao động, tiếp đến là Đài Loan với 9.781 lao động, Hàn Quốc hơn 700 lao động. Các thị trường còn lại như Trung Quốc, Singapore, Ả-rập Xê-út, Macao… chỉ dừng lại ở con số từ 100 đến 300 lao động.

Như vậy, mặc dù vẫn đạt được chỉ tiêu đặt ra, song, phần lớn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này chia sẻ rằng, thực tế việc tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài đang không hề dễ dàng; nguồn cung lao động ngày càng khan hiếm, đặc biệt lao động có tay nghề.

Bà Phạm Kim Hoa, Giám đốc Công ty Cổ phần Nhân lực Hawal cho biết, nếu như trước đây, lao động thường chủ động tìm đến doanh nghiệp xuất khẩu lao động tìm hiểu các khóa học, các thủ tục để được đi ra nước ngoài làm việc nhanh nhất có thể, thì ngày nay, doanh nghiệp tìm mọi cách tiếp cận tư vấn và đào tạo, lao động vẫn không “mặn mà”.

Bà Hoa lấy ví dụ, có những ngành nghề tuyển không được lao động. Điển hình là các đơn hàng lao động thợ cơ khí. Vừa rồi, có doanh nghiệp Nhật cần gần 20 nhân sự, thì công ty chỉ tuyển được 5 người. Trong khi đó, doanh nghiệp còn phải hạ tiêu chuẩn, chấp nhận tuyển lao động lớn tuổi hơn nhưng vẫn không đủ số lượng người tham gia.

Tương tự, ông Trần Đình Quảng, Giám đốc Công ty CP Cung ứng nhân lực Thiên Tôn cho biết, công ty ông hiện có những đơn hàng từ thị trường châu Âu với chính sách rất hấp dẫn nhưng đến nay, công ty vẫn chưa tuyển đủ chỉ tiêu. Thậm chí có những đơn hàng cần người đến mức họ nhận cả lao động trên 40 tuổi, mà việc tìm người vẫn rất khó khăn.

Nói về khó khăn trong việc khan hiếm nguồn cung này, ông Quảng lý giải, ở những nước phát triển đang cần rất nhiều lao động nhưng họ cũng yêu cầu về tay nghề và tiếng. Trong khi đó, nhiều cơ sở đào tạo nghề chưa đáp ứng được các yêu cầu tiêu chuẩn này. Ngoài ra, theo ông Quảng, tâm lý người lao động muốn ra nước ngoài làm việc, phần lớn không muốn đầu tư học dài hạn, đặc biệt là việc học tiếng.

“Cũng có nhiều nguyên nhân khách quan khác như, sau dịch Covid-19, một số thị trường xuất khẩu lao động có chững lại, do người lao động vẫn mang tâm lý lo sợ. Hay như Nhật Bản đang là thị trường số 1, nhưng gần đây đồng yên xuống giá nên người lao động cũng không ưu ái với thị trường Nhật như trước đây nữa. Nhiều lao động chuyển dần sự ưa thích sang các thị trường châu Âu. Tuy nhiên, ngôn ngữ vẫn là rào cản lớn, khi lao động rất “ngại” học tiếng”, Giám đốc Công ty CP Cung ứng nhân lực Thiên Tôn thông tin.

Hiện nay, phần lớn các gia đình mong muốn con cái làm việc gần nhà hoặc một số tỉnh, thành phố lân cận. Việc phải xuất ngoại trong nhiều năm theo đúng hợp đồng mới được trở về nước khiến người lao động cân nhắc rất nhiều.

Anh Hoàng Thanh (huyện Ba Vì, Hà Nội) bày tỏ: “Tôi chọn công việc hàn tiện theo đơn hàng đi Nhật Bản. Khi đã tìm hiểu, chuẩn bị tâm lý kỹ lưỡng, thì mẹ tôi không đồng ý. Bởi mẹ lo lắng việc tôi xa nhà quá lâu, không ai phụ giúp chăm sóc bà nội mỗi khi đau bệnh”.

Những trường hợp khác, nỗi sợ không đến từ việc rời xa gia đình, mà là tâm lý mặc cảm về trình độ học vấn, tuổi tác, e ngại không thể hòa nhập, đáp ứng tốt yêu cầu công việc đất nước sở tại.

Anh N.T.B. (huyện Hoài Đức, Hà Nội) cho biết, anh đã ngoài 30 tuổi nhưng hiện tại trình độ học vấn mới chỉ ở lớp 9 vẫn đang có thể đáp ứng yêu cầu đi Nhật. Anh B. đã tham khảo đơn hàng làm nông nghiệp, mong học hỏi cách làm của người Nhật, về ứng dụng làm lúa ở quê nhà.

Thế nhưng, anh B. vẫn tự ti do mình đã lớn tuổi, không thể tiếp thu được tiếng Nhật và văn hóa của họ trong 3 năm bên đó. Rồi còn phải vay tiền ngân hàng, cùng với bao nhiêu nỗi lo phía trước đã làm anh B. thay đổi quyết định.

Bà Trần Phương Trang, đại diện Công ty TNHH nhân lực Trang Hoàng cho biết: “Lượng đơn hàng tuyển dụng đang giảm chút ít, do Nhật Bản mở rộng tuyển dụng sang các nước Đông Nam Á khác, nhưng vẫn còn cơ hội việc làm cho lao động ở một số ngành nghề, như: Phục vụ tại nhà hàng, khách sạn, nông nghiệp, kỹ thuật xây dựng, nhà xưởng… thu nhập từ 15 - 30 triệu đồng/tháng.

Trong khi tổng mức phí cho phỏng vấn, đào tạo, thủ tục xuất cảnh hiện nay chỉ từ 110 - 120 triệu đồng, tùy theo đơn hàng. Với sự hỗ trợ từ địa phương, lao động vẫn có thể đi được các đơn hàng sang Nhật Bản hoặc một số nước lân cận”.

“Đi xuất khẩu lao động không quá khó, có thể mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình. Nhiều trường hợp, sau 3 năm, người lao động tiếp tục gia hạn hợp đồng hoặc trở về nước tự kinh doanh, khởi nghiệp. Điều quan trọng, nếu đã mong muốn đi làm việc nước ngoài, người lao động cần mạnh dạn liên hệ đơn vị tư vấn xuất khẩu lao động hoặc cán bộ địa phương, để được tư vấn, giải đáp thắc mắc kịp thời. Từ đó, yên tâm lựa chọn con đường phù hợp”, bà Trang nhấn mạnh.

Bà Trang cũng cho biết, đơn vị đã tập trung đầu tư cơ sở vật chất với nhiều máy móc công nghệ chất lượng cao, thiết lập chương trình đào tạo khoa học, xây dựng đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp nhằm tạo ra môi trường đào tạo tốt nhất để thực tập sinh có thể phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, đạo đức, tay nghề trước khi ra nước ngoài làm việc.

Thậm chí, doanh nghiệp luôn đảm bảo hỗ trợ các dịch vụ trước, trong, sau khi người lao động ra nước ngoài. Từ việc đào tạo nghề, dạy ngoại ngữ, hướng dẫn về văn hóa nước bạn và giới thiệu việc làm sau khi thực tập sinh về nước…

https://giaoducthoidai.vn/can-nguon-lao-dong-xuat-khau-post687124.html

Vẻ đẹp đơn sơ mộc mạc, thấp thoáng từng nếp nhà và cả con người Bản Cát Cát sẽ khiến bạn không thể nào quên. Bản Cát Cát được mệnh danh là “thiên đường mây của Sapa”, là niềm tự hào của vùng núi rừng Tây Bắc. Mang vẻ đẹp truyền thống của một ngôi làng vùng cao giữa núi rừng hoang sơ, hùng vĩ.

Dịch vụ thiết kế và in bản đồ Văn hóa - Du lịch Sapa của chúng tôi mang đến cho bạn một công cụ không thể thiếu để khám phá vùng đất Sapa – nơi được mệnh danh là "nóc nhà Đông Dương" với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số. Với bản đồ được thiết kế tỉ mỉ, du khách sẽ dễ dàng tìm hiểu và trải nghiệm những địa điểm văn hóa, du lịch nổi bật của Sapa một cách thuận tiện và hiệu quả.

Nội dung và lợi ích của dịch vụ:

Thiết kế tùy chỉnh và chi tiết:

Hỗ trợ du khách trong việc khám phá Sapa:

Lợi ích khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi:

Hãy để Dịch vụ thiết kế và in bản đồ Văn hóa - Du lịch của chúng tôi giúp bạn khám phá vẻ đẹp tự nhiên và văn hóa độc đáo của Sapa một cách dễ dàng và hiệu quả. Với sản phẩm bản đồ chất lượng cao và thiết kế tinh tế, chúng tôi cam kết mang đến sự hài lòng tuyệt đối và góp phần vào thành công của các dự án du lịch và văn hóa của bạn.

Việc “chạm tay” vào đỉnh Fansipan huyền thoại vốn dĩ trước kia chỉ là giấc mơ, không phải ai cũng có thể làm được. Tuy nhiên, với hệ thống cáp treo Fansipan ba dây dài nhất thế giới vừa mới đưa vào sử dụng thì việc “leo Fan” đã không còn là khó khăn. Dịp này, Vietravel hân hạnh là công ty lữ hành tiên phong mang đến đường tour khám phá Sapa đặc biệt với tuyến cáp treo hiện đại để du khách thỏa giấc mơ chinh phục đỉnh Fansipan và chiêm ngưỡng toàn cảnh bức tranh Sapa tuyệt đẹp từ trên cao.

Nằm dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ và chỉ cách Hà Nội 5 - 6 giờ di chuyển bằng đường cao tốc, Sa Pa là điểm đến lý tưởng quanh năm. Ngoài những thửa ruộng bậc thang vào mùa lúa chín, Sa Pa còn hút khách nhờ vẻ đẹp của nhiều điểm đến khác.

Sapa có khí hậu mát mẻ nên phù hợp với những chuyến du lịch quanh năm. Bạn chỉ cần tránh mùa mưa bão từ tháng 6 đến đầu tháng 8, bởi thời tiết cực đoan có thể gây lũ ống, lũ quét, sạt lở...

Từ tháng 2 đến tháng 5, mùa xuân Sa Pa rực rỡ với trăm hoa khoe sắc như mai anh đào, đào, mận... Mùa hè từ tháng 6 đến tháng 8 là thời điểm khách du lịch đến Sa Pa để trốn nóng, ngắm những thửa ruộng bậc thang xanh mát.

Mùa thu kéo dài từ tháng 9 đến tháng 11, Sa Pa quyến rũ trong màu vàng óng ả của lúa chín và trời dần trở lạnh. Mùa đông đến từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, nếu may mắn bạn có thể "săn" tuyết, băng giá trên những đỉnh núi.

Bạn có thể đặt xe limousine Hà Nội - Sa Pa hoặc xe khách từ bến Mỹ Đình với giá 230.000 - 350.000 đồng một người, tùy hạng ghế. Thời gian di chuyển khoảng 5 - 6 tiếng.

Nếu đi tàu hỏa chạy, bạn chọn chuyến Hà Nội - Lào Cai, sau khoảng 7 - 9 tiếng di chuyển phải đón tiếp xe bus hoặc bắt taxi lên trung tâm Sa Pa. Giá vé tàu từ 160.000 đến 800.000 đồng tùy hạng ghế và loại tàu.

Nếu tự lái ôtô, bạn đi cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tiếp đó rẽ sang đường 4D để lên Sa Pa. Đường dễ đi, nhưng bạn cần chú ý quan sát biển báo, chạy đúng tốc độ. Vào những dịp trời mưa lạnh, nhiều sương mù và đường trơn, bạn nên kiểm tra kỹ lốp xe, hệ thống phanh, đèn... trước khi khởi hành. Thời gian chạy xe khoảng 5 - 6 tiếng. Hãy khởi hành từ Hà Nội muộn nhất khoảng 12h30, để khi đến đèo lên Sa Pa, trời không quá tối.

Sa Pa có đủ loại hình lưu trú cho bạn chọn từ nhà nghỉ, homestay ở bản, hostel, khách sạn giá rẻ, cho tới các khách sạn 4-5 sao, resort cao cấp nằm biệt lập. Resort ở Sapa có những nơi đáng chú ý là : Khách Sạn Sapa Tv, Topas Ecolodge, Sapa Jade Hill, Hôtel de la Coupole - MGallery, Silk Path Grand...

Nếu chọn homestay, hostel hãy tìm tới các bản như Cát Cát, Lao Chải, Tả Van để được tận hưởng không gian thanh bình của núi rừng Tây Bắc. Giá phòng dorm từ 100.000 đồng một người, giá phòng đôi dạng bungalow từ 500.000 đồng.

Một số homestay được yêu thích là Eco Palms House, Heaven Sapa, Viettrekking, Phơri's House, Sapa Heavenly, Rock Garden, Coóng, Vườn mây, Mộng...

Bạn có thể dành khoảng 3 ngày 2 đêm để khám phá những điểm đến nổi tiếng tại Sa Pa.

Với phong cảnh thần tiên và mờ ảo, núi Hàm Rồng đông đảo du khách. Chỗ thấp nhất của núi là 1.450m, và đỉnh cao nhất hơn 1.800m. Từ trên đỉnh núi, bạn có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn hầu hết các điểm du lịch nổi tiếng của thị trấn Sa Pa như thung lũng Mường Hoa, bản Tả Van, bản Cát Cát...

Núi Hàm Rồng thích hợp để tổ chức một buổi leo núi dã ngoại, kết hợp ăn uống và mua sắm, ngắm cảnh vì trên đường lên núi có vô số hàng quán cùng với các vườn hoa đẹp. Giá tham quan khu du lịch núi Hàm Rồng là 70.000 đồng với người lớn và 30.000 đồng với trẻ em.

Sau khi đi núi Hàm Rồng, bạn trở về trung tâm thị trấn cách đó không xa để ghé vào nhà thờ Đá Sa Pa. Đây là công trình biểu tượng của phố núi được khởi công năm 1895. Nhà thờ được xây theo hình thập giá mang phong cách Gothic, thể hiện ở mái nhà, tháp chuông, vòm cuốn... đều là hình chóp tạo nên nét bay bổng thanh thoát cho công trình.

Bản Cát Cát nằm cách trung tâm Sa Pa 2 km nên bạn có thể chọn trekking hoặc xe máy đều được. Đây là một bản làng người Mông yên bình, còn bảo tồn nhiều phong tục và các nghề thủ công truyền thống như dệt vải, chạm trổ bạc, chế tác trang sức...

Con đường đến bản khá đẹp, bạn sẽ đi qua những đoạn đường cua tay áo uốn lượn, hai bên là các thửa ruộng bậc thang lấp ló các mái nhà dân tộc. Đi qua cây cầu Si là tới trung tâm bản Cát Cát, nơi hội tụ của ba dòng suối: suối Tiên Sa, suối Vàng và suối Bạc. Tham quan bản, ngoài tìm hiểu đời sống người Mông, bạn còn có cơ hội mua các sản phẩm thủ công làm quà, thưởng thức những sản vật địa phương. Vé vào thăm bản Cát Cát là 50.000 đồng một người.

Từ thị trấn bạn đi theo con đường dài 10 km tới Tả Van bằng xe máy, taxi hoặc trekking. Đường vào Lao Chải - Tả Van nhỏ hẹp, hai bên phủ một màu xanh mát của ruộng bậc thang lúa và ngô. Tuy không còn hoang sơ, hẻo lánh, Lao Chải - Tả Van vẫn là một bản làng yên bình với nhiều dân tộc cư trú như Mông, Dao, Giáy...

Ấn tượng nhất ở đây ngoài đời sống dân tộc địa phương còn là những thửa ruộng bậc thang trải rộng khắp các sườn đồi núi. Cuối hè là thời điểm lúa chín nhuộm vàng cả một vùng sơn cước. Vì thế nếu bạn có nhiều thời gian hãy dành một ngày ở đây để trải nghiệm nếp sống bản địa. Vé vào bản 70.000 đồng một người.

Để tới đỉnh Fansipan mà không mất quá nhiều sức lực, hãy đi cáp treo và tàu leo núi. Buổi sáng bạn xếp hàng mua vé tại ga tàu hỏa leo núi ở đối diện quảng trường thị trấn Sa Pa. Giá vé cáp treo 715.000 đồng một người lớn, 525.000 đồng một trẻ em, vé tàu hỏa leo núi 99.000 đồng một người.

Để tới đỉnh Fansipan bạn đi theo lộ trình tàu hỏa leo núi rồi cáp treo, sau đó một lượt đi tàu hỏa nữa hoặc đi bộ leo 600 bậc thang. Mỗi lượt tàu kéo dài khoảng 6-7 phút, mỗi lượt cáp treo chừng 30 phút. Những người thích đi bộ có thể thong thả leo bậc thang, tham quan quần thể tâm linh trên Fansipan có Kim Sơn Bảo Thắng Tự, tháp 11 tầng, tượng đồng Quan Thế Âm Bồ Tát, đại tượng phật A Di Đà bằng đồng lớn nhất Việt Nam...

Ngoài ra, tại trạm dừng của cáp treo và tàu hỏa leo núi đều có các gian hàng bán đồ lưu niệm, nhà hàng... phục vụ nhu cầu mua sắm, ăn uống của du khách. Lưu ý: nên đi giày đế thấp, mang theo áo khoác, áo mưa, hoặc ô đề phòng tiết trời trên đỉnh núi lạnh đột ngột và nhiều sương mây.

Tổ hợp check-in này tọa lạc ở số 87 Nguyễn Chí Thanh, gần trung tâm thị trấn, cách nhà thờ Đá hướng cáp treo khoảng 2 km.

Với nhiều công trình như tượng chàng và nàng, bàn tay đá khổng lồ, tượng Phật, "nấc thang lên thiên đường", xích đu... nơi này trở thành địa điểm có vô vàn góc chụp tạo nên những bức hình độc đáo.

Lưu ý, trước khi đi nên chuẩn bị trang phục chụp hình, hoặc bạn phải thuê tại chỗ với giá 50.000 đồng một bộ, nên sạc đầy pin máy ảnh, điện thoại. Nếu du lịch theo nhóm, bạn có thể tổ chức cắm trại hoặc tiệc dã ngoại nhỏ ngay ở đây. Giá vé vào cửa 80.000 đồng một người.

Để tới được hồ Séo Mý Tỷ, thuộc xã Tả Van, bạn phải băng qua con đường dài 20 km nhiều sỏi đá lớn nhỏ nên khá thử thách với các tay lái yếu. Hồ được tạo nên do ngăn đập xây dựng thủy điện Séo Mý Tỷ và cũng là hồ nhân tạo cao nhất Việt Nam. Nhìn từ trên cao, hồ như dải lụa bên sườn dãy Hoàng Liên Sơn. Tới đây, bạn có thể xin phép những người đi đánh cá ngồi cùng thuyền, bè để ngắm cảnh hồ và tìm hiểu nghề nuôi cá hồi của người dân nơi đây.

Từ trung tâm Sa Pa chạy men theo QL 4D khoảng 15 km, tới đoạn cao nhất của đèo Ô Quy Hồ bạn sẽ tới Cổng Trời. Đứng từ đây, bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh thung lũng rộng lớn phía dưới, những thửa ruộng bậc thang xen lẫn các cung đường quanh co uốn lượn. Hiện ở đây có khá nhiều công trình mới được xây lên như nhà hàng, quán cà phê, khách sạn... Cổng Trời thu vé 80.000 đồng một người, kèm một đồ uống.

Ô Quy Hồ được mệnh danh là "Vua của những cung đèo" với một bên là thung lũng sâu, một bên vách núi cheo leo. Ô Quy Hồ kéo dài khoảng 50 km nối liền hai tỉnh Lào Cai - Lai Châu. Gợi ý cho những bạn muốn chụp ảnh đẹp trên đường đèo này là đến vào thời điểm hoàng hôn, khoảng 17 - 17h30. Khi mặt trời dần nấp sau dãy núi, toàn bộ cung đèo được phủ một sắc vàng đẹp mơ màng. Tuy nhiên, thời tiết Sa Pa thay đổi rất nhanh, có thể chỉ 10 phút sau khi nắng và hoàng hôn xuống thì mây đen đã bao phủ.

Dọc đường đèo tới các thác Bạc, thác Tình Yêu có nhiều lán hàng bán đặc sản địa phương, đồ ăn, thức uống, cung cấp chỗ ngồi cho khách nghỉ chân. Đi đèo Ô Quy Hồ bạn nên mang theo áo mưa và áo khoác dày, đi xe máy số, nhớ đội mũ bảo hiểm và chú ý quan sát mỗi đoạn cua.

Nằm trên trục đường đèo Ô Quy Hồ, cách đỉnh đèo 3 km, thác Bạc và thác Tình Yêu cũng là điểm dừng chân không thể bỏ qua của nhiều bạn trẻ. Thác Bạc có bậc thang lên đỉnh thác nhưng càng lên sẽ càng lạnh và nước chảy mạnh, cần chú ý tránh trơn trượt. Thác Tình Yêu tuy đường từ cổng vào thác 1,5 km và phải đi bộ nhưng đường đi rừng thơ mộng. Vé vào thác Bạc 20.000 đồng một người, vé thác Tình Yêu 75.000 đồng một người.

Đến Sa Pa phải ăn đồ nướng, bởi đây là món ăn có mặt khắp nơi và nhiều loại từ các xiên thịt lợn, gà, rau củ cuốn cho tới trứng, ngô, khoai, cơm lam. Giá đồ nướng chỉ từ 20.000 - 100.000 đồng mỗi loại. Ngoài ra, cá hồi, cá tầm nấu lẩu hoặc ăn sống cũng rất được ưa chuộng. Một nồi lẩu giá 300.000 - 600.000 đồng phù hợp cho 3 - 6 người ăn.

Những quán ăn đặc sản du khách có thể tham khảo là Nhà Hàng Sapa Tv (019 Hoàng Văn Thụ, Sapa). Với những món ăn đặc sắc và rất nhiều hương vị tây bắc chắc chắn sẽ giúp mọi người có một trải nghiệm tốt khi đến Sapa.

Ở trung tâm thị xã cũng có rất nhiều quán cà phê để du khách lựa chọn. Tuy nhiên nếu bạn muốn tìm một không gian yên tĩnh, có view thung lũng hoặc núi rừng có thể đến với Coóng Cafe (cùng trong homestay Coóng ở đường đi bản Cát Cát), Vietrekking (đường Hoàng Liên), Gem Valley Cafe (bản Cát Cát).

Để đặt Tour Du Lịch Sapa quý khách liên hệ trực tiếp số điện thoại : 0968.839.978 ( Mr Tú )

Vợ chồng chị Loan kết hôn hai năm không có con, điều trị hiếm muộn tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM (IVF Tâm Anh TP HCM). Bác sĩ Lê Xuân Nguyên cho biết chỉ số dự trữ buồng trứng (AMH) của chị cực thấp, chỉ còn 0.5 ng/ml (chỉ số AMH trung bình ở phụ nữ dưới 38 tuổi là 2-6 ng/ml), siêu âm đầu chu kỳ kinh nguyệt ghi nhận mỗi bên buồng trứng chỉ vài noãn.

Bác sĩ Nguyên áp dụng phác đồ gom trứng tích lũy nhiều chu kỳ cho chị Loan, thu được 9 nang trứng sau hai lần kích thích buồng trứng và chọc hút. Tuy nhiên chất lượng trứng kém khiến hầu hết phôi ngừng phát triển ở giai đoạn ngày một đến ngày 3. Chỉ một phôi phát triển đến ngày 6 nhưng chất lượng trung bình.

Bác sĩ Nguyên thuyết phục chị trữ đông phôi này để tiếp tục kích thích buồng trứng thêm một chu kỳ. Cách này giúp chị Loan thêm cơ hội có phôi chất lượng tốt hơn để chuyển vào tử cung, tối ưu khả năng đậu thai. Trữ đông phôi cũng bảo tồn khả năng có con trong tương lai. Lần này, chị Loan có 7 nang trứng, song chất lượng vẫn không cao khiến phôi ngừng phát triển ở giai đoạn sớm, chỉ nuôi được thêm một phôi ngày 6 chất lượng trung bình.

Bác sĩ Lê Xuân Nguyên tư vấn phác đồ điều trị cho người bệnh. Ảnh minh họa: Hoài Thương

Theo bác sĩ Nguyên, kích thước của trứng lớn gấp 10 lần tinh trùng. Trong quá trình thụ tinh và nuôi cấy phôi, ở những giai đoạn đầu tiên, sự phát triển của phôi thai phụ thuộc phần lớn vào trứng. Trường hợp suy buồng trứng như chị Loan, hầu hết trứng đều suy giảm chất lượng, hình thái khiếm khuyết, móp méo khiến phôi thai không đủ điều kiện để tiếp tục phát triển, hoặc phát triển chậm, chất lượng phôi trung bình.

Tỷ lệ đậu thai khi chuyển phôi ngày 6 chất lượng trung bình chỉ dao động khoảng 30%, song vẫn là cơ hội để chị Loan có con của chính mình mà không phải xin trứng. Giữa tháng 9, chị được bác sĩ Nguyên chuyển cùng lúc hai phôi vào lòng tử cung gồm phôi của chu kỳ trước sau khi rã đông và phôi tươi của chu kỳ sau. Thông thường, tại IVF Tâm Anh, người bệnh thường được chuyển mỗi lần một phôi, tránh nguy cơ đa thai gây nhiều biến chứng. Tuy nhiên, trường hợp này phôi ngày 6 chất lượng trung bình, bác sĩ quyết định chuyển cùng lúc hai phôi kết hợp chuẩn bị nội mạc tử cung tối ưu để tăng tỷ lệ thành công. Chị Loan đậu song thai sau 10 ngày chuyển phôi, hiện thai 14 tuần, mẹ con khỏe mạnh.

Suy buồng trứng sớm là tình trạng chức năng của buồng trứng ngừng hoạt động và sản xuất trứng trước tuổi 40. Các dấu hiệu có thể là rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn tình dục, thường xuyên mất ngủ, gia tăng căng thẳng, lo âu... Một số trường hợp các triệu chứng không rõ ràng, diễn tiến âm thầm, chỉ phát hiện sau nhiều năm kết hôn không có thai, xét nghiệm chỉ số dự trữ buồng trứng thấp. Không ít trường hợp phát hiện trễ, dự trữ buồng trứng hoàn toàn cạn kiệt dẫn đến nguy cơ phải xin trứng để thụ tinh ống nghiệm hoặc xin con nuôi.

Bác sĩ Nguyên khuyến cáo phụ nữ có các dấu hiệu trên nên đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản để khám, điều trị sớm, tăng cơ hội thu được nhiều trứng, nuôi cấy được nhiều phôi trước khi dự trữ buồng trứng cạn kiệt hoàn toàn. Phụ nữ chưa kết hôn, nếu được chẩn đoán suy buồng trứng sớm, nên cân nhắc trữ đông trứng bảo tồn khả năng sinh sản trong tương lai.

*Tên bệnh nhân đã được thay đổi

Mình chưa từng sinh con ở Việt Nam, cũng không có diễm phúc được đưa ai đi sinh con, nên chỉ dựa vào các bài “nhật ký vượt cạn” của bạn bè để so sánh chuyện “lâm bồn” ở ta và “Tây”, cùng đôi ba “trải nghiệm thực tế”. Ai đã từng sinh con ở cả hai nơi cho xin ý kiến bổ sung nhé. Những thứ mình thấy khác: 1. Đẻ không đau (thấy ai cũng kêu đau đẻ khủng khiếp lắm!): Bên này có bầu ở tháng thứ bảy thì có một cuộc kiểm tra bắt buộc xem có bị dị ứng với thuốc giảm đau không, và kiểm tra xem lưng có vấn đề gì không, vì nếu dùng thuốc thì sẽ tiêm vào lưng? Đồng thời phát tài liệu giới thiệu về gây tê màng cứng khi sinh. Mình phải ký vào, chứng tỏ là đã hiểu hết rồi (mình hồi ấy cũng chả thèm đọc, vì nó nhiều chữ quá, chỉ biết mang máng rồi... ký đại, vì mệt chết đi rồi, tin bác sĩ là chính). Được dặn là khi sinh tiêm vào cho không bị đau đẻ (tất nhiên là do mình lựa chọn là tiêm hay không). Mình tò mò muốn biết là đau đẻ như thế nào, nên cứ lần lữa không chịu tiêm, dù mới vào viện đã được “gạ gẫm” tiêm rồi.Thấy cô đỡ (cô ấy trẻ lắm, gọi bà đỡ cứ thấy không hợp) bảo là có người vào viện là tiêm luôn. Cuối cùng khi mở 6cm thì mình đau quá đồng ý tiêm. Thấy bảo là muộn quá thì tiêm không được nữa. Mình có cô bạn thân thiết sinh ở bên Ý vì sự tắc trách của bác sĩ mà không được tiêm thuốc giảm đau, cô ấy thề là không bao giờ sinh nữa. Với người sinh lần đầu, trung bình 1h mở được thêm 1cm, tức là nếu không tiêm thuốc thì mình sẽ vật vã thêm 4h nữa, chắc ngất xỉu giữa đường. Mình được tiêm thuốc, ngủ một giấc rồi được gọi dậy sinh, còn rặn đẻ thất bại nên bác sĩ lôi luôn con ra, thế mà sinh xong cũng còn ngất luôn nữa là... 2. Một mình một phòng đẻ: Sau khi vỡ ối, mình được đưa vào phòng chờ sinh. Bệnh viện bên này được cái không có tí nào cái mùi bệnh viện hết (mùi thuốc sát trùng ấy), trắng tinh sạch coong (sạch hơn nhà mình luôn). Chồng mình thì bên cạnh mình từ lúc vào viện, tới lúc sinh xong, nên tất nhiên là vào phòng chờ sinh với mình. Chồng mình là người cắt rốn cho con mình nữa. Trong ấy còn có một cái ghế tựa ngủ được cho các ông chồng ngồi ủng hộ tinh thần vợ, và ngủ nếu vợ ngủ. Cái giường mình sinh có một cái nút gọi cô đỡ, mình chỉ cần nhấn nút là cô ấy xuất hiện. Không thì cô ấy ngồi ở đâu đó, theo dõi máy tính tình hình của mình. Vì cô ấy nối cho mình một cái ống vào bụng đo tim thai, một cái khác đo cơn co, nên nếu mình đau là cô ấy biết hết. Vì thế khi mình chưa chịu tiêm thuốc tê là cô ấy chốc chốc lại chạy vào hỏi mình có đau không, có muốn tiêm thuốc không? Khổ thân cô ấy, lẽ ra nếu mình chịu tiêm ngay từ đầu, thì cô ấy đỡ phải chạy ra chạy vào rồi. 3. Không phải mặc đồ bệnh viện: Mình không phải mặc mấy cái bộ đi sinh xấu xí nhất trái đất, mà được mặc đồ của bản thân. Mình mặc cái váy rộng rãi, thoải mái của mình, và mặc nó đến tận hôm sau mới thay. 4. Được đi dạo công viên chờ sinh: Mình vào viện khi mở 2cm, được cô đỡ cho phép đi dạo ngoài công viên 1h (vì cạnh bệnh viện có công viên) cho em bé đi vào đúng vị trí, dễ sinh hơn. Hai vợ chồng mình vào công viên đi dạo lòng vòng, đến khi thấy cơn đau dày quá thì mới quay lại bệnh viện. Khi vào là mở 4cm, vỡ ối luôn, vừa khéo! 5. Không ăn: Mình thấy một số bạn tả là được cho ăn. Mình đến bệnh viện khi chưa kịp ăn sáng, nên có hỏi cô đỡ là có được ăn gì đó không? Cô đỡ bảo không, chỉ được uống nước, cùng lắm là nước quả, nhưng là nước quả trong (ví dụ nước cam thì phải loại không có lẫn tép cam trong đó). Tận 6h tối mình mới sinh, sinh xong mới được cho ăn. 6. Không bị tách khỏi con: Con mình sinh ra được đưa luôn cho bố mẹ. Không tắm táp gì hết. Chỉ lau sạch nước ối là xong. Và sau đó luôn luôn ở với bố mẹ. Chắc chắn em bé đang ở nhà mình là do mình sinh ra, không bao giờ có chuyện lẫn lộn với con ai hết. Hai mẹ con mình sau đó ngủ nghê thỏa thích, sáng ngày tiếp theo bà đỡ mới đến tắm cho con mình, còn mình thì tự đi tắm. 7. Ăn uống sau sinh bình thường: Mình ở trong viện 5 ngày. Ở bao nhiêu là tùy cân nặng em bé. Sau khi sinh em bé sẽ giảm cân, và tăng cân lại. Khi nào em bé tăng cân lại thì hai mẹ con được xuất viện. Con mình đến ngày thứ năm thì tăng cân lại. Trong 5 ngày ấy thì bệnh viện cho ăn ngày ba bữa. Họ hỏi mình muốn ăn gì thì sẽ đáp ứng. Mình đòi ăn cá và ăn thêm hoa quả, thế là họ cho mình ăn thêm cá và hoa quả. Họ có sữa chua hoặc pho mát, trà hoặc cà phê, mình cũng có quyền chọn theo ý mình. Nói chung không có khái niệm ăn kiêng gì cả. 8. Được dạy chăm sóc con trong bệnh viện: Mình chọn phòng riêng, có một cái giường nâng lên hạ xuống cho mình, một cái nôi để cạnh cho con mình, và có cả một cái ghế mở ra thành giường cho chồng mình nằm với hai mẹ con trong viện, có phòng tắm, nhà vệ sinh riêng, hàng ngày có người vào lau dọn phòng như ở khách sạn ấy. Nếu chọn phòng hai người thì bảo hiểm trả hết, nhưng một mình một phòng như mình thì phải trả thêm tiền. Sáng đầu tiên bà đỡ đến vệ sinh cho con mình: tắm, thay tã, vệ sinh rốn... Mình mệt nên chồng mình là người đứng xem để học tắm cho con. Từ hôm thứ hai thì bà đỡ đứng quan sát bọn mình làm. Chồng mình là người xem nên chồng mình thạo hơn mình, mình sau được chồng dạy. À, mà bên này ngay từ đầu khi chưa rụng rốn họ đã nhúng cả em bé xuống nước rồi. Nên sau này bọn mình cứ nhúng cả con vào chậu nước, không cần phải tránh rốn đâu, nên tắm cho con dễ èo. Nói chung, sau 5 ngày trong viện thì hai đứa trở thành chuyên gia tắm cho trẻ em. 9. Bác sĩ không bao giờ quát: Sau khi mình sinh xong, cô đỡ còn khen mình là “bà bầu dễ chịu”, vì mình không la hét, đòi hỏi gì cả. Thậm chí có một cô đỡ thực tập (trẻ măng), do lần đầu tiên đâm kim ven (để truyền thuốc) nên đâm sai làm tay mình sưng vù, không cử động được cổ tay luôn, nhưng mình cũng không trách móc gì. Mình thì bảo thôi, ai cũng có lần đầu, phải thế sau này mới thạo được. Chồng mình thì bảo thôi, vì cô bé xinh quá. Mình chưa bao giờ bị bác sĩ, y tá bên này quát mắng, cau mày. Họ luôn ân cần với mình. Trả lời mọi câu hỏi của mình (mình thì loại hay hỏi). Và lặp đi lặp lại nhiều lần vì mình tiếng Pháp kém. 10. Chỉ có chồng và chồng: Thực ra là vì nhà mình chỉ có chồng với mình. Nhưng mình nghĩ có bố mẹ thì cũng thế thôi, vì chỉ chồng được phép vào khu chờ sinh. Mà bệnh viện lo hết: ăn uống, chăm sóc em bé, thậm chí cả tã lót của em bé cũng được bệnh viện chuẩn bị sẵn... nên ông bà có sang thì cũng chơi chơi thôi (tất nhiên khi về nhà thì khác). Sau khi mình sinh xong thì bạn bè thân thiết cũng vào, ngắm em bé, rồi buôn dưa lê dưa bở với mình. Cũng không có vụ kiêng khem ra tháng mới đến thăm. 11. Tất cả đều được bảo hiểm trả tiền hết: Mình sinh ở bệnh viện tư, nên mình phải trả thêm một ít tiền. Nhưng mình được mọi người bảo là sinh bệnh viện công còn tốt hơn bệnh viện tư, và không mất xu nào hết.  Vì sao mình lại chọn bệnh viện tư? Là vì không biết thôi, nên mình thấy cái nào thì đăng ký đại cái đấy, chứ chẳng lựa chọn gì sất. Tất nhiên càng không có chuyện phong bì lót tay ê-kíp đỡ đẻ rồi. Nói chung là mình sinh mà không có chuẩn bị, tìm hiểu gì nhiều. May mà sinh con bên Pháp.

* Bạn từng sinh nở và có những trải nghiệm tại bệnh viện ở nước ngoài? Hãy chia sẻ với NCTG.

Giữa muôn vàn điểm đến du lịch Sapa dịp Tết cổ truyền người H'Mông, có một góc trời riêng nơi tiếng khèn vẫn ngân nga trong sương sớm, nơi những tấm váy thổ cẩm rực rỡ xoay tròn trong điệu múa cổ xưa, và nơi thời gian như ngừng lại để nhường chỗ cho những giá trị văn hóa nguyên bản nhất vẫn được lưu giữ qua hàng trăm năm. Du lịch Sapa tham gia vào Tết Truyền thống người H’Mông, không chỉ đơn thuần là hành trình khám phá thiên nhiên, mà còn là cơ hội được chạm vào những giá trị văn hóa bền vững, nơi mà mỗi hơi thở, mỗi điệu múa, và mỗi âm thanh đều mang trong mình một phần linh hồn của núi rừng.

-----------------------------------------------------------------------------------------------

Du lich Sapa là một trong những hành trình được nhiều du khách yêu thích. Bởi đến Sapa không chỉ có ngắm tuyết mà hoa nơi đây cũng vô cùng xinh đẹp. Thiên nhiên hùng vĩ, hoang vu cùng những bản làng đơn sơ, bình dị, những nét đẹp văn hoá độc đáo và lâu đời của đồng bào vùng cao cũng là điểm cộng khiến du lịch Sapa ngày càng được ưa chuộng. Vậy nếu bạn đã chọn một tour du lịch Sapa cho kỳ nghỉ thì đi đâu để check-in? Hay đơn giản, chọn tour Sapa vào thời điểm nào đẹp nhất, cho những trải nghiệm trọn vẹn nhất? Tất cả sẽ trong bài viết dưới đây nhé!

Tour Sapa - Nắm tay nhau du lịch Sapa săn mây